De thi thu mon Hoa truong THPT Chuyen Tuyen Quang lan 1 nam 2017

PDF 13 0.524Mb

De thi thu mon Hoa truong THPT Chuyen Tuyen Quang lan 1 nam 2017 là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Ôn Thi THPTQG được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

http://bloghoahoc.com – Chuyên trang đề thi thử Hóa Trang 1/5 – Mã đề thi 132 SỞ GD & ĐT TUYÊN QUANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN --------- Đề thi có 03 trang ĐỀ THI THỬ LẦN I KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 MÔN: HÓA HỌC Thời gian: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên thí sinh ……………………………………………… Số báo danh: ……………………… Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 88; Ag = 108; Cs = 133; Ba = 137 Câu 1: Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al; kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Al. B. Na. C. Mg. D. Fe. Câu 2: Cho 5,5 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Al và Fe vào dung dịch HCl (dư), thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp lần lượt là A. 2,7 gam và 2,8 gam. B. 2,8 gam và 2,7 gam. C. 2,5 gam và 3,0 gam. D. 3,5 gam và 2,0 gam. Câu 3: Nhôm oxit không phản ứng được với dung dịch A. NaOH. B. HNO3. C. H2SO4. D. NaCl. Câu 4: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X có thể tan hoàn toàn trong dung dịch A. NaOH dư. B. HCl dư. C. AgNO3 dư. D. NH3 dư. Câu 5: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch A. FeSO4. B. AgNO3. C. KNO3. D. HCl. Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 3 kim loại Zn, Fe, Cu bằng ddHNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn không tan là Cu. dd sau phản ứng chứa A. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3. B. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2. C. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2. D. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. B. Thạch cao nung có công thức là CaSO4. 2H2O C. Ở nhiệt độ cao, các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại D. Để bảo quản kim loại kiềm, người ta thường ngâm chúng trong dầu hỏa. Câu 8: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là A. 7 B. 5 C. 6 D. 8 Câu 9: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là: A. CnH2nO2 B. CnH2n+2O2 C. CnH2n-2O2 D. CnH2nO4 Câu 10: Amin CH3-CH2-CH(NH2)-CH3 có tên là: A. 3-amino butan B. 2-amino butan C. metyl propyl amin D. đietyl amin Câu 11: Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X làm mất màu dung dịch brom. Vậy X là A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Tinh bột. Câu 12: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt nước clo vào dung dịch chứa Natri iotua, sau đó cho polime X tác dụng với dung dịch thu được thấy tạo màu xanh tím. Polime X là A. tinh bột. B. xenlulozơ. C. saccarozơ. D. glicogen. Câu 13: Cho axit cacboxylic tác dụng với propan-2-ol có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng tạo ra este X có công thức phân tử C5H10O2. Tên gọi của X là. A. n-propyl axetat. B. isopropyl axetat. C. propyl propionat. D. isopropyl propionat. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol một este X (chứa C, H, O) đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc) thu được 4,032 lít khí CO2 (ở đktc) và 3,24 gam H2O. Giá trị của V là A. 6,72 lít. B. 3,36 lít. C. 4,704 lít. D. 9,408 lít. Câu 15: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H14O4, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đun 43,5 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được 40,5 gam muối và chất hữu cơ Y. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong Y là A. 42,105% B. 51,613% C. 34,783% D. 26,67% Câu 16. Để phân biệt glucozơ và saccarozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây? http://bloghoahoc.com – Chuyên trang đề thi thử Hóa Trang 2/5 – Mã đề thi 132 A. Dung dịch brom. B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường C. H2 (xúc tác Ni, t 0). D. Dung dịch H2SO4 loãng. Câu 17: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu (ancol) etylic với hiệu suất 60%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 21,6 gam B. 18,0 gam C. 30,0 gam D. 10,8 gam Câu 18: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure? A. Ala-Gly. B. Ala-Gly-Gly. C. Ala-Ala-Gly-Gly. D. Gly-Ala-Gly. Câu 19. Cho các chất: C6H5NH2(1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là: A. (4), (1), (5), (2), (3). B. (3), (1), (5), (2), (4). C. (4), (2), (3), (1), (5). D. (4), (2), (5), (1), (3). Câu 20: Cho các phát biểu sau: (1) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn, tan ít trong nước. (2) Nhỏ nước brom vào dung dịch anilin, thấy xuất hiện kết tủa trắng. (3) Dung dịch anilin làm phenolphtalein đổi màu. (4) Ứng với công thức phân tử C2H7N, có 01 đồng phân là amin bậc 2. (5) Các peptit đều cho phản ứng màu biure. Tổng số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5 Câu 21: Cho 0,01 mol một aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 1,5