Tài liệu lý thuyết và bài tập trắc nghiệm kèm theo Chương 6 Oxi Lưu huỳnh 2017 2018 File word có lời giải chi tiết và đáp án

WORD 129 0.634Mb

Tài liệu lý thuyết và bài tập trắc nghiệm kèm theo Chương 6 Oxi Lưu huỳnh 2017 2018 File word có lời giải chi tiết và đáp án là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 10 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

CHUYÊN ĐỀ 6 : NHÓM OXI A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Vị trí, cấu tạo của các nguyên tố nhóm oxi a. Vị trí trong bảng tuần hoàn : Các nguyên tố nhóm oxi thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố : 8O (oxi), 16S (lưu huỳnh), 34Se (selen), 52Te (telu), 84Po (poloni là nguyên tố phóng xạ). b. Cấu tạo nguyên tử : ● Giống nhau : Chúng đều có 6 electron ngoài cùng, cấu hình eletron lớp ngoài cùng là ns2np4 và có 2 electron độc thân, do đó dễ dàng nhận 2 electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm. Vậy tính oxi hóa là tính chất chủ yếu của các nguyên tố nhóm oxi. ● Khác nhau : Từ O đến Te, bán kính nguyên tử tăng dần, lực hút của hạt nhân với các electron ở lớp ngoài cùng giảm dần, do đó tính phi kim giảm dần. Ở oxi, lớp electron ngoài cùng không có phân lớp d nên không có trạng thái kích thích, do đó oxi chỉ có mức oxi hóa –2 (trừ một số trường hợp đặc biệt). Ở các nguyên tố khác (S, Se, Te) có phân lớp d còn trống nên có các trạng thái kích thích : Các eletron ở phân lớp np và ns có thể “nhảy” sang phân lớp nd để tạo ra các cấu hình electron có 4 hoặc 6electron độc thân. Vì vậy ngoài số oxi hóa –2 như oxi, các nguyên tố S, Se, Te còn có các số oxi hóa +4, +6 (Trong các hợp chất với các nguyên tố có độ âm điện lớn hơn). 2. Oxi Trong tự nhiên có 3 đồng vị , và . Oxi là một phi kim hoạt động và là một chất oxi hóa mạnh vì thế trong tất cả các dạng hợp chất, oxi thể hiện số oxi hoá –2 (trừ : : M là Na, K) a. Tác dụng hết với hầu hết các kim loại (trừ vàng, bạc và bạch kim) 2Mg + O2 2MgO Magie oxit 4Al + 3O2 2Al2O3 Nhôm oxit 3Fe + 2O2 Fe3O4 Oxit sắt từ (FeO, Fe2O3) b. Tác dụng trực tiếp với các phi kim (trừ các halogen) S + O2 SO2 C + O2 CO2 N2 + O2 2NO (to khoảng 3000oC hay hồ quang điện) 2H2 + O2 2H2O (nổ mạnh theo tỉ lệ 2 : 1 về số mol) c. Tác dụng với các hợp chất có tính khử 2SO2 + O2 2SO3 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O CxHy + O2 xCO2 + H2O CxHyOz + O2 xCO2 + H2O CxHyOzNt + O2 xCO2 + H2O + N2 3. Ozon O2 và O3 là 2 dạng thù hình của nguyên tố oxi O3 có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn O2. Vì vậy oxi phản ứng được với những chất nào thì ozon cũng phản ứng được với những chất đó nhưng với mức độ mạnh hơn. Ngoài ra có những chất oxi không oxi hóa được nhưng ozon có thể oxi hóa được. Ví dụ : O3 + 2KI + H2O I2 + 2KOH + O2 (1) O2 + 2KI + H2O : Không phản ứng Do tạo ra KOH nên O3 làm xanh quì tẩm dung dịch KI (dùng để nhận biết ozon) 2Ag + O3 Ag2O + O2 (2) 2Ag + O2Không phản ứng ● Chú ý : Phản ứng (1), (2) dùng để chứng minh tính oxi hóa của O3 mạnh hơn O2. 4. Hiđro peoxit H2O2 Trong H2O2 nguyên tố oxi có số oxi hóa –1 là số oxi hóa trung gian giữa –2 và 0, do đó H2O2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. a. Tính khử H2O2 thể hiện tính khử khi tác dụng với chất có tính oxi hóa : H2O2 + Ag2O 2Ag + H2O + O2 5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 2MnSO4 + K2SO4 + 5O2 + 8H2O. b. Tính oxi hóa H2O2 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất có tính khử : H2O2 + 2KI I2 + 2KOH H2O2 + KNO2 KNO3 + H2O c. H2O2 là chất kém bền 2H2O2 2H2O + O2 5. Lưu huỳnh Nguyên tử S có cấu hình electron : 1s22s22p63s23p4, có hai electron độc thân. Nguyên tử S có phân lớp 3d trống, khi bị kích thích có thể 1 electron (trong cặp ghép đôi) từ phân lớp 3p “nhảy” sang 3d khi đó S* có 4 electron độc thân, hoặc thêm 1 electron nữa từ phân lớp 3s “nhảy” sang 3d, lúc này S* có 6 electron độc thân. Do vậy khi tham gia phản ứng với các nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, nguyên tử lưu huỳnh có thể tạo nên những hợp chất cộng hóa trị, trong đó nó có số oxi hóa là +4 hoặc +6. Lưu huỳnh là chất oxi hóa nhưng yếu hơn O2, ngoài ra S còn đóng vai trò là chất khử khi tác dụng với oxi, flo và các chất có tính oxi hóa mạnh như HNO3, H2SO4 đặc, KMnO4, KClO3... a. Tác dụng với kim loại và H2 tạo hợp chất sunfua (S2-) Fe + S FeS-2 sắt (II) sunfua Zn + S ZnS-2 kẽm sunfua Hg + S HgS-2 thủy ngân sunfua, phản ứng xảy ra ở to thường H2 + S H2S-2 hiđrosunfua có mùi trứng thối b. Tác dụng với phi kim S + O2 S + 3F2 c. Tác dụng với các hợp chất có tính oxi hóa mạnh S là chất khử khi tác dụng với hợp chất oxi hóa tạo hợp chất chứa lưu huỳnh trong đó S có số oxi hóa là +4 hoặc +6 S + 2H2SO4 đặc + 2H2O S + 6HNO3 đặc + 6NO2 + 2H2O S + 2HNO3 loãng + 2NO S + 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + 6. Hiđrosunfua (H2S) a. Tính khử H2S là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (–2). H2S tác dụng hầu hết các chất oxi hóa tạo ra sản phẩm chứa lưu huỳnh, trong đó lưu huỳnh có số oxi hóa là 0, +4, +6. 2H2S + 3O2 2H2O + 2SO2 (dư oxi, đốt cháy) 2H2S + O2 2H2O + 2S (Dung dịch H2S để trong không khí hoặc làm lạnh ngọn lửa H2​S đang cháy)