Đề thi thử THPT QG Môn Hóa Học Năm học 2017 2018 THPT Chuyên Bắc Ninh Bắc Ninh Lần 1 Lời giải 2 File word có lời giải chi tiết

WORD 6 0.185Mb

Đề thi thử THPT QG Môn Hóa Học Năm học 2017 2018 THPT Chuyên Bắc Ninh Bắc Ninh Lần 1 Lời giải 2 File word có lời giải chi tiết là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPT Chuyên Bắc Ninh - Bắc Ninh - Lần 1 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Công thức phân tử của propilen là: A. C3H6 B. C3H4 C. C3H2 D. C2H2 Câu 2. Thành phần chính của quặng đolomit là: A. MgCO3.Na2CO3 B. CaCO3.MgCO3 C. CaCO3.Na2CO3 D. FeCO3.Na2CO3 II. Thông hiểu Câu 3. Có các chất sau: (1) tinh bột; (2) xenlulozơ; (3) saccarozơ; (4) fructozơ. Khi thủy phân những chất trên thì những chất nào chỉ tạo thành glucozơ? A. (1), (2) B. (2), (3) C. (1), (4) D. (3), (4) Câu 4. Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,2 mol KHCO3 và 0,1 mol K2CO3 vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl. Thể tích khí CO2 (ở đktc) thu được là A. 3,36 lít B. 5,04 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít Câu 5. Trong thực tế, phenol được dùng để sản xuất A. poli (phenol-fomandehit), chất diệt cỏ 2,4-D và axit picric B. nhựa rezol, nhựa rezit và thuốc trừ sâu 666 C. nhựa rezit, chất diện cỏ 2,4-D và thuốc nổ TNT D. nhựa poli (vinyl clorua), nhựa novolac và chất diện cỏ 2,4-D Câu 6. X là một axit hữu cơ thỏa mãn điều kiện sau: m gam X + NaHCO3 → x mol CO2; m gam X + O2 → x mol CO2. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOH B. CH3CH2COOH C. CH3C6H3(COOH)2 D. HOOC-COOH Câu 7. Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch? A. NH4+; Na+; Cl−; OH− B. Fe2+; NH4+; NO3−; Cl− C. Na+; Fe2+; H+; NO3− D. Ba2+; K+; OH−; CO32− Câu 8. Cho các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5Ona. Các dung dịch có pH > 7 là: A. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa B. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4 C. Na2CO3, NH4Cl, KCl D. KCl, C6H5ONa, CH3COONa Câu 9. Cho phát biểu đúng là A. Tơ olon thuộc tơ tổng hợp B. Tơ olon thuộc tơ poliamit C. Tơ olon thuộc tơ nhân tạo D. Tơ olon thuộc tơ thiên nhiên Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 14,4 gam kim loại M hóa trị II trong dung dịch HNO3 đặc, dư thu được 26,88 lít NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại M là A. Zn B. Cu C. Fe D. Mg Câu 11. Hòa tan hoàn toàn 21 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị I và kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 1,008 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 24,495 B. 13,898 C. 21,495 D. 18,975 Câu 12. Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl2, CuSO4, AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp chất rắn X. Chất rắn X gồm: A. FeO . CuO, BaSO4 B. Fe2O3, CuO, Al2O3 C. FeO, CuO, Al2O3 D. Fe2O3, CuO, BaSO4 Câu 13. Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch? A. Không khí chứa 78% N2, 16% O2, 3% CO2, 1% SO2, 1% CO B. Không khí chứa 78% N2, 20% O2, 2% CH4 bụi và CO2 C. Không khí chứa 78% N2, 18% O2, 4% CO2, SO2, HCl D. Không khí chứa 78% N2, 21% O2, 1% CO2, H2O, H2 Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol rượu no X cần dùng vừa đủ 3,5 mol O2. Công thức phân tử của X là: A. C3H8O3 B. C4H10O2 C. C3H8O2 D. C2H6O2 Câu 15. Để đề phòng bị nhiễm độc cacbon monoxit, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là: A. Đồng (II) oxit và than hoạt tính B. Than hoạt tính C. Đồng (II) oxit và magie oxit D. Đồng (II) oxit và manangan đioxit Câu 16. Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách nào dưới đây? A. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng apatit B. Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng C. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước D. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng photphorit Câu 17. Cho A là một aminoaxit, biết 0,01 mol A tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 0,1M hoặc 50ml dung dịch NaOH 0,2M. Công thức của A có dạng A. C6H5-CH(NH2)-COOH B. CH3CH(NH2)COOH C. H2N-R-(COOH)2 D. (H2N)2-R-COOH Câu 18. Hòa tan hoàn toàn 5,65 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít (đktc) khí H2 và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, được m gam muối khan. Giá trị m là: A. 16,3 B. 21,95 C. 11,8 D. 18,10 Câu 19. Khi cho khí CO dư đi qua hỗn hợp CuO, FeO, Fe3O4, Al2O3 và MgO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm: A. Cu, Fe, Al2O3 và MgO B. Al, MgO và Cu C. Cu, Fe, Al và MgO D. Cu, Al và Mg Câu 20. Cho dung dịch các chất sau: C6H5NH2 (X1); CH3NH2 (X2); H2NCH2COOH (X3); HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH (X4); H2N(CH2)4CH(NH2)COOH (X5). Những dung dịch làm xanh quỳ tím là: A. X3, X4 B. X2, X5 C. X2, X1 D. X1, X5 Câu 21. Phát biểu không đúng là? A. Các peptit có từ 11 đến 50 đơn vị amino axit cấu thành được gọi là polipeptit B. Phân tử có hai nhóm CONH được gọi là đipeptit, ba nhóm thì được gọi là tripeptit. C. Trong mỗi phân tử protit, các amino axit được sắp xếp theo một thứ tự xác định D. Những hợp chất hình thành bằng cách nhưng tụ hai hay nhiều α-amino axit được gọi là peptit. Câu 22. Phenol không phản ứng với chất nào sau đây? A. NaOH B. Br2 C. HCl D. Na III. Vận dụng Câu 23. Cho các tính chất sau: (1) chất lỏng hoặc chất rắn; (2) tác dụng với dung dịch Br2 (3) nhẹ hơn nước (4) không tan trong nước (5) tan trong xăng (6) phản ứng thủy phân (7) tác dụng với kim loại kiềm (8) cộng H2 vào gốc rượu N