Lý thuyết + Bài tập Amin – Amino axit – Protein File word

WORD 510 1.894Mb

Lý thuyết + Bài tập Amin – Amino axit – Protein File word là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

http://dethithpt.com CHUYÊN ĐỀ 3 : AMIN – AMINOAXIT – PROTEIN BÀI 1 : AMIN A. LÝ THUYẾT I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP VÀ ĐỒNG PHÂN 1. Khái niệm Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin. Ví dụ : CH3–NH2 ; CH3–NH–CH3 ; CH3–N–CH3 ; CH2=CH–CH2NH2 ; C6H5NH2 CH3 Như vậy, trong phân tử amin, nguyên tử nitơ có thể liên kết với 1 hoặc 2 hoặc 3 gốc hiđrocacbon. 2. Phân loại Amin được phân loại theo 2 cách thông dụng nhất : a. Theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon Amin thơm (ví dụ : anilin C6H5NH2), amin béo hay amin no (ví dụ : etylamin ), amin dị vòng (ví dụ : piroliđin ) b. Theo bậc của amin Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử NH3 được thay thế bằng gốc hiđro cacbon. Theo đó các amin được phân loại thành : amin bậc I, bậc II hay bậc III. Ví dụ : CH3CH2CH2NH2 CH3CH2 NHCH3 (CH3)3N amin bậc I amin bậc II amin bậc III 3. Danh pháp Tên của amin được gọi theo danh pháp gốc - chức và danh pháp thay thế. Ngoài ra một số amin được gọi theo tên thường (tên riêng). Nhóm –NH2 khi đóng vai trò nhóm thế thì gọi là nhóm amino, khi đóng vai trò nhóm chức thì gọi là nhóm amin. Tên gọi của một số amin Hợp chất Tên gốc - chức Tên thay thế Tên thường CH3NH2 Metylamin Metanamin C2H5NH2 Etylamin Etanamin CH3CH2CH2NH2 Propylamin Propan - 1 - amin CH3CH(NH2)CH3 Isopropylamin Propan - 2 - amin H2N(CH2)6NH2 Hexametylenđiamin Hexan - 1,6 - điamin C6H5NH2 Phenylamin Benzenamin Anilin C6H5NHCH3 Metylphenylamin N-Metylbenzenamin N-Metylanilin C2H5NHCH3 Etylmetylamin N-Metyletanamin 4. Đồng phân Khi viết công thức các đồng phân cấu tạo của amin, cần viết đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nhóm chức cho từng loại : amin bậc I, amin bậc II, amin bậc III Ví dụ, với C4H11N, ta viết được 8 đồng phân : 4 đồng phân bậc 1 ; 3 đồng phân bậc 2 ; 1 đồng phân bậc 3. II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí, mùi khai khó chịu, độc, dễ tan trong nước. Các amin đồng đẳng cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối. Anilin là chất lỏng, sôi ở 184oC, không màu, rất độc, ít tan trong nước, tan trong etanol, benzen. Để lâu trong không khí, anilin chuyển sang màu nâu đen vì bị oxi hóa bởi oxi không khí. III. CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC Cấu tạo của amoniac, amin các bậc và anilin a) b) c) d) e) Cấu trúc phân tử a) amoniac ; b,c,d) amin bậc I, II, III ; e) anilin Do phân tử amin có nguyên tử nitơ còn đôi electron chưa liên kết (tương tự như trong phân tử amoniac) nên amin thể hiện tính chất bazơ. Ngoài ra, nguyên tử nitơ trong phân tử amin có số oxi hóa -3 như trong amoniac nên amin thường dễ bị oxi hóa. Các amin thơm, ví dụ như anilin, còn dễ dàng tham gia phản ứng thế vào nhân thơm do ảnh hưởng của đôi electron chưa liên kết ở nguyên tử nitơ. 1. Tính chất của chức amin a. Tính bazơ Thí nghiệm 1 : Nhúng mẫu giấy quỳ tím vào ống nghiệm đựng dung dịch propyl amin. Hiện tượng : Mẫu giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh. Giải thích : Propyl amin và nhiều amin khác khi tan trong nước tác dụng với nước cho ion OH- : CH3CH2CH2NH2 + H2O [CH3CH2CH2NH3]+ + OH- Thí nghiệm 2 : Đưa đũa thủy tinh vừa nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên miệng lọ đựng dung dịch metyl amin đậm đặc. Hiện tượng : Xung quanh đũa thủy tinh bay lên làn khói trắng. Giải thích : Khí metylamin bay lên gặp hơi HCl xảy ra phản ứng tạo ra muối : CH3NH2 + HCl [CH3NH3]+Cl- Thí nghiệm 3 : Nhỏ mấy giọt anilin vào nước, lắc kĩ. Anilin hầu như không tan, nó vẩn đục rồi lắng xuống đáy. Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch anilin. Màu quỳ tím không đổi. Nhỏ dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm, anilin tan dần do đã xảy ra phản ứng. C6H5NH2 + HCl C6H5NH3+Cl- Nhận xét : Dung dịch metylamin và nhiều đồng đẳng của nó có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein do kết hợp với proton mạnh hơn amoniac. Anilin và các amin thơm rất ít tan trong nước. Dung dịch của chúng không làm đổ màu quỳ tím và phenolphtalein. Như vậy : Nhóm ankyl có ảnh hưởng làm tăng mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm tăng lực bazơ ; nhóm phenyl (C6H5–) làm giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm giảm lực bazơ. Lực bazơ : CnH2n + 1–NH2 > H–NH2 > C6H5–NH2 b. Phản ứng với axit nitrơ Amin bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nh