ÔN CẤP TỐC TỔNG LỰC LÍ THUYẾT Phần 2 (60 trang)

WORD 22 1.111Mb

ÔN CẤP TỐC TỔNG LỰC LÍ THUYẾT Phần 2 (60 trang) là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

PHẦN 2. KĨ THUẬT TƯ DUY VÀ PHÂN TÍCH CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ Bài 1: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học? A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. B. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. D. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. ( Trích câu 3 – Mã đề 825 – ĐHKA 2009) Cần biết • Kim loại trước Pb + HCl , H2SO4(loãng) →Muối (min) + H2↑ Phản ứng này luôn xảy ra bất luận HCl và H2SO4(loãng) là nóng hay nguội . Khái niệm nóng và nguội chỉ có tác dụng đối với HNO3 và H2SO4 đặc. •Hợp chất Fe2+ vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa ( vì +2 là số oxi hóa trung gian của sắt), tính chất nào được bộc lộ là phụ thuộc vào đối tác phản ứng ⇒ khi gặp Cl2( chất oxi hóa mạnh) thì FeCl2 là chất khử,nên có phản ứng : FeCl2 + Cl2 →FeCl3•Axit + Muối •Các muối sunfua của kim loại từ Na đến trước Pb tan tốt trong axit HCl và H2SO4 loãng, còn các muối sunfua của kim loại từ Pb trở về sau : PbS; CuS; Ag2S... không tan trong HCl, H2SO4loãng ( nhưng vẫn tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc).Ví dụ: CuS + HNO3 Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO2 + H2O ( phản ứng xảy ra theo hướng oxi hóa – khử) Bài giải - Loại A vì : Fe + H2SO4 (loãng, nguội) FeSO4 + H2. - Loại B vì: FeCl2 + Cl2 FeCl3. - Loại C vì : CuCl2 + H2S CuS↓ + HCl ⇒ Chọn D vì : H2S + FeCl2 FeS + HCl ( Do không thõa mãn điều kiện của phản ứng muối + axit đã nêu ở trên: FeS tan trong HCl). Bài 2: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV. ( Trích câu 4 – Mã đề 825 – ĐHKA 2009) Cần biết •Khi cho kim hai kim loại (KL-KL) hoặc kim loại và phi kim ( KL-PK) tiếp xúc nhau ( trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua dây dẫn) và cùng nằm trong một dung dịch chất điện li ( hoặc môi trường không khí ẩm) thì xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa. •Trong hiện tượng ăn mòn điện hóa: - môi trường điện li, giữ vai trò chứa chất oxi hóa và là môi trường để ion kim loại mạnh tan vào đó ) - kim loại nào mạnh hơn( người ta quy ước nó là cực âm hay catot) sẽ bị ăn mòn : cho e biến thành ion kim loại rồi tan vào môi trường điện li⇒tại catot (kim loại mạnh )xảy ra quá trình oxi hóa. - kim loại nào yếu hơn ( gọi là anot) không bị ăn mòn mà là ‘’kho’’ chứa e do kim loại mạnh chuyển sang, chất oxi hóa từ môi trường sẽ nhận e của kim loại mạnh tại đây ⇒tại anot xảy ra quá trình khử. •Đặc điểm của ăn mòn điện hóa: Tạo ra dòng điện một chiều vì trong suốt quá trình ăn mòn điện hóa electron của kim loại mạnh di chuyển liên tục và có hướng từ kim loại mạnh sang kim loại yếu rồi từ kim loại yếu đi vào chất oxi hóa nằm trong dung dịch chất điện li. Bài giải Theo phân tích trên ⇒Fe muốn bị ăn mòn trước thì trong các cặp đó Fe phải là kim loại mạnh hơn ⇒đó là (I); (III); (IV) ⇒ Chọn C. Bài 3: Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và FeCl3; BaCl2 và CuSO4; Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 ( Trích câu 6 – Mã đề 825 – ĐHKA 2009) Tóm tắt bài toán : có 4 hh rắn ( số mol các chất trong mối hh bằng nhau) chỉ thu được dd. Số hỗn hợp thỏa mãn = ? Cần biết •Oxit kim loại tan trong nước bao gồm oxit của kim loại kiềm và oxit của kim loại kiềm thổ.Cụ thể: Li2O, Na2O,K2O,CaO,BaO,SrO. M2O + H2O 2M(OH)n •Oxit kim loại tan đươc trong dung dịch bazơ gồm các oxit tan được trong nước đã nêu ở trên + oxit lưỡng tính. Cụ thể gồm :( Li2O, Na2O,K2O,CaO,BaO,SrO) + ( Al2O3 + ZnO + Cr2O3). M2O + H2O 2M(OH)n •Các kim loại ( không tan trong nước) từ Cu trở về trước đều có khả năng kéo muối Fe3+ về muối Fe2+. Bài giải Theo phân tích trên ⇒Đáp án C. Bài 4: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là: A. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS. B. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO. C. FeS, BaSO4, KOH. D. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. ( Trích câu 14 – Mã đề 825 – ĐHKA 2009) Cần biết. 1. Axit tác dụng với muối . * Muối + Axit (mạnh) Muối mới + axit mới ( yếu). Ngoại lệ: Các muối sunfua của kim loại tử Pb trở về sau không tan và không tác dụng với Axit HCl và H2SO4 loãng ( hai axit mạnh hay gặp).Tuy nhiên, các muối này vẫn tác dụng và tyan trong A.Loại 2 ( H2SO4 đặc ,HNO3) do chứa S2- là chất khử mạnhh. Ví dụ: CuS + HNO3 Cu(NO3)2 + SO2 + NO2 + H2O. *Muối + Axit mạnh, không bay hơi ( H2SO4) Muối mới + axit mạnh ,↑ (HCl,HNO3). *Muối Fe2+,Cu+, S2-,S-1 + A. Loại 2 * Muối Fe3+, S2- + A.loại 3 ( HI) * BaSO4 và PbSO4 là hai muối không tan trong mọi axit. 2. Axit + Oxit kim loại.* Luật chung: Oxit kim loại + axit Muối + H2O * Ngoại lệ : - FeO, Fe3O4,FexOy ,Cu2O,CrO + A.loại 2 - Fe3O4 + HI Fe2+ + I2↓ + H2O.3.Axit + Bazơ * Luật chung: Axit + bazơ Muối + H2O * Ngoại lệ. - Fe(OH)2, Cr(OH)2 + A.loại 2 - NH3 và các amin CxHyN + Axit muối. - Amin CxHyN + HNO2 ancol ( hoặc muối điazoni) + N2 + H2O. B