Rung xa nu

PDF 35 0.688Mb

Rung xa nu là tài liệu môn Văn Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

RỪNG XÀ NU Nguyễn Trung Thành Bài Rừng xà nu, các em ôn 6 dạng đề:  Dạng 1: Cảm nhận, phân tích nhân vật : Tác phẩm có nhiều nhân vật, quan trọng nhất là nhân vật Tnú  Dạng 2: Cảm nhận về đoạn trích trong tác phẩm Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành. Tác phẩm này, các em chú ý đoạn văn sau:  Cảm nhận đoạn trích: “Làng ở trong tầm đại bác […] đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”.  Cảm nhận đoạn trích: “Tnú không cứu sống được Mai […] chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”. Cảm nhận đoạn trích: “Một ngón tay Tnú bốc cháy […] mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về”.  Giải thích và bình luận câu nói của cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”.  Giải thích và bình luận câu nói của cụ Mết: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã cây con mọc lên. Đố chúng nó giết hết được cả rừng xà nu này”.  Dạng 3: Dạng đề so sánh. Ví dụ: So sánh T Nú và Việt (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi), T Nú và A Phủ (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài), so sánh đoạn văn trong bài Rừng xà nu với đoạn văn trong bài khác.  Dạng 4: Liên hệ thực tế : Phân tích , sau đó liên hệ đến những vấn đề trong thực tế cuốc sống. Ví dụ đề bài cho phân tích nhân vật Tnú, phân tích đoạn văn , sau đó yêu cầu mình liên hệ tới hình ảnh người chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ quê hương, hoặc liên hệ tới 1 lòng yêu nước, trách nhiệm của thanh niên trong tình hình biển đảo hiện nay ( đây là ví dụ thôi nhé ! )  Dạng 5: nghị luận ý kiến bàn về nhân vật, tác phẩm Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành  Dạng 6 : Cảm nhận chi tiết : chú ý chi tiết bàn tay Tnú, câu nói của cụ Mết, ngọn lửa xà nu Sau đây cô Thu Trang hướng dẫn các em ôn tập kiến thức cơ bản và những bài tập tham khảo. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Hoàn cảnh sáng tác – Tác phẩm được viết năm 1965 khi giặc Mĩ đổ quân ào ạt vào bãi biển Chu Lai – Quảng Nam . Đó là lúc nhà văn muốn viết một bài “Hịch tướng sĩ” thời đánh Mĩ để động viên, cổ động nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ. – Truyện được đăng trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ, sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. 2.Tóm tắt Mở đầu truyện là cảnh rừng xà nu bạt ngàn đứng trong “tầm đại bác ”của giặc đang ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng Xôman. Sau 3 năm đi lực lượng, Tnú được cấp trên cho phép về thăm làng một đêm. Bé Heng nay đã trở thành một giao liên chững chạc, nhanh nhẹn. Dít nay đã trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội vững vàng. Đêm hôm đó, cụ Mết đã kể cho cả dân làng nghe về cuộc đời Tnú. Hồi đó Mĩ Diệm khủng bố gắt gao, được anh Quyết dìu dắt Tnú cùng Mai tham gia nuôi giấu cán bộ cách mạng từ nhỏ. Giặc bắt anh, sau 3 năm anh lại vượt ngục Kontum trở về. Lúc này anh Quyết đã hi sinh, Tnú lấy Mai. Anh tiếp tục cùng dân làng mài giáo mác chuẩn bị chiến đấu. Giặc nghe tin, chúng về làng càn quét, khủng bố. Kẻ thù bắt vợ con anh, tra tấn tàn bạo ngay trước mắt anh. Căm hờn cháy bỏng, anh đã nhảy xổ ra giữa bọn lính nhưng cũng không cứu được mẹ con Mai. Giặc bắt anh, quấn giẻ tẩm 2 nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay anh. Cụ Mết cùng thanh niên trong làng đã nổi dậy giết sạch bọn lính cứu Tnú. Sau đó anh gia nhập lực lượng quân giải phóng. Câu chuyện kết thúc bằng cảnh cụ Mết và Dít tiễn Tnú trở lại đơn vị, trước mắt họ là những cánh rừng xà nu nối tiếp đến tận chân trời. 3. Nhan đề - Nhan đề là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này. - Rừng xà nu là hình ảnh trung tâm có vẻ đẹp riêng, gắn bó mật thiết với cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân Tây Nguyên, biểu tượng cho những phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên: sức sống mãnh liệt, kiên cường, bất khuất, khao khát tự do. - Nhan đề còn gợi chủ đề, cảm hứng sử thi cho truyện ngắn. 4. Hình tượng cây xà nu * Vị trí xuất hiện: nhan đề, đầu và cuối tác phẩm, xuất hiện trong sự đối chiếu so sánh với các nhân vật ở trong truyện. * Nghĩa thực: Đây là một loài cây có thật ở vùng đất Tây Nguyên. * Nghĩa biểu tượng: – Cây xà nu gắn bó với cuộc sống con người Tây Nguyên: + Cây xà nu có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân làng Xôman. + Cây xà nu tham dự vào những sự kiện trọng đại của dân làng Xôman. + Cây xà nu gắn với cuộc sống của người dân làng Xôman đến mức nó đã thấm sâu vào nếp suy nghĩ và cảm xúc của họ, cụ Mết nói về cây xà nu với tất cả tình cảm yêu thương, gần gũi xen lẫn tự hào “không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”. Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của mảnh đất này. – Cây xà nu tượng trưng cho số phận và phẩm chất của con người Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng. 3 + Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù tượng trưng cho những mất mát, đau thương vô bờ mà dân làng Xôman nói riêng (anh Xút, bà Nhan, mẹ con Mai…) và đồng bào Tây Nguyên nói chung đã phải trải qua trong cuộc chiến đấu. + Đặc tính ham ánh sáng của cây xà nu tượng trưng cho niềm khát khao tự do, lòng tin