So gd dt ha tinh mon lich su lan 1 nam 2017 file word co loi giai

WORD 18 0.114Mb

So gd dt ha tinh mon lich su lan 1 nam 2017 file word co loi giai là tài liệu môn Lịch sử trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHÀ TĨNH ĐỀ MINH HỌA KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: LỊCH SỬThời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1: Sự kiện khởi đầu tạo ra khuôn khổ trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Hội nghị Véc xai. B. Hội nghị Oasinhtơn. C. Hội nghị Ianta. D. Hội nghị Pốtxđam. Câu 2: Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của tổ chức Liên hợp quốc là A. Đại hội đồng. B. Hội đồng Bảo an C. Ban Thư kí. D. Tòa án Quốc tế Câu 3: Trong thập niên 70 của thế kỉ XX xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là A. xu thế hòa hoãn Đông – Tây B. xu thế toàn cầu hóa. C. xu thế đơn cực. D. xu thế đa cực. Câu 4: Từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, chính sách đối ngoại của Liên Xô là bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước: A. Tây Âu B. xã hội chủ nghĩa C. châu Á. D. dân chủ nhân dân Đông Âu. Câu 5: “Con rồng” nổi trội nhất trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á trong thế kỉ XX là A. Hàn Quốc. B. Đài Loan. C. Xingapo. D. Hồng Công. Câu 6: Người khởi xướng đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước Trung Quốc từ năm 1978 là: A. Mao Trạch Đông. B. Đặng Tiểu Bình. C. Chu Ân Lai. D. Hồ Cẩm Đào. Câu 7: Từ năm 1979 đến cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, mối quan hệ Việt Nam với ASEAN là quan hệ đối đầu do A. tác động của Chiến tranh lạnh. B. tình hình ba nước Đông Dương luôn căng thẳng. C. vấn đề Campuchia. D. Việt Nam chưa thực hiện chính sách đối ngoại mở cửa. Câu 8: Năm 1960 được gọi là“Năm châu Phi” vì: A. đánh dấu mở đầu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi. B. có 17 nước ở châu Phi giành độc lập. C. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó bị tan rã. D. đánh dấu chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi. Câu 9: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được gọi là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì A. chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ. B. thực dân phương Tây lợi dụng sự phân biệt chủng tộc để xâm chiếm Nam Phi. C. Đại hội dân tộc Phi liên minh với Đảng cộng sản Nam Phi lãnh đạo cuộc đấu tranh. D. cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi mang tính chất chính nghĩa. Câu 10: Nhân tố cốt lõi làm nên hiện tượng “thần kì” của kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 là A. khoa học kĩ thuật. B. tài nguyên thiên nhiên. C. nguồn viện trợ Mĩ. D. con người. Câu 11: Điều kiện tiên quyết nhất đưa đến sự thành lập tổ chức ASEAN năm 1967 là các quốc gia thành viên A. đều có nền kinh tế phát triển. B. đều giành được độc lập. C. đều có chế độ chính trị tương đồng. D. đều có nền văn hóa dân tộc đặc sắc. Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu bước đột phá của quá trình liên kết ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thành lập cộng đồng Than – Thép châu Âu (4/1951). B. Thành lập “Cộng đồng kinh tế châu Âu”(3/1957). C. Hiệp ước Maxtrích (12/1991). D. Bảy nước EU tuyên bố hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại giữa các quốc gia (3/1995). Câu 13: Trong gần một thế kỉ là thuộc địa của Pháp, Việt Nam không trở thành một quốc gia tư bản chủ nghĩa là do A. chế độ phong kiến Việt Nam tồn tại lâu đời. B. thực dân Pháp thi hành chính sách độc chiếm thị trường. C. xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam thấp. D. thực dân Pháp vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến và chế độ chính trị phong kiến. Câu 14: Điểm sáng tạo nhất của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? A. thành lập Tâm tâm xã. B. thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. C. thành lập Cộng sản đoàn. D. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 15: Bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định A. bản chất bóc lột của chủ nghĩa đế quốc trên thế giới. B. sự khốn khó của giai cấp bị bóc lột ở các nước thuộc địa. C. sự thắng lợi tuyệt đối của cách mạng thế giới. D. con đường đấu tranh giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam. Câu 16: Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh tự giác là A. cuộc bãi công của công nhân Bắc Kỳ (1922). B. cuộc bãi công của công nhân Sài  Gòn - Chợ Lớn (1922). C. cuộc bãi công của công nhân Vinh – Bến Thủy (1925). D. cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925). Câu 17: “Chấn hưng nội hóa”, “ bài trừ ngoại hóa” là phong trào đấu tranh của giai cấp nào ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1925? A. Tư sản. B. Tiểu tư sản. C. Công nhân. D. Nông dân. Câu 18: Điểm khác biệt về nội dung của cách mạng tư sản dân quyền trong Luận cương chính trị (10/1930) so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là A. bao gồm cả hai nhiệm vụ chống phong kiến và chống đế quốc. B. chủ trương làm nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc C. nhấn mạnh cuộc đấu tranh dân tộc ở thuộc địa. D. không bao gồm nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 19: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự