Sổ tay tóm tắt công thức giải nhanh Vật Lý 12

PDF 28 3.445Mb

Sổ tay tóm tắt công thức giải nhanh Vật Lý 12 là tài liệu môn Vật Lý trong chương trình Lớp 12 được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Cuốn sách bộ đề hay nhất dành cho học sinh luyện thi THPT quốc gia năm 2015 LỜI NÓI ĐẦU Các em thân mến, kể từ năm 2007 đến nay chúng ta đã qua sáu mua thi đại học với hình thức thi trắc nghiệm. Đây là hình thức thi đòi hỏi các em phải có một lượng kiến thức phổ quát và khả năng tổng hợp cao, không những giải được các dạng bài toán mà còn phải giải các loại bài toán này một cách nhanh nhất (vì thời lượng cho mỗi câu hỏi trác nghiệm chưa đầy hai phút). Hơn mười năm giảng dạy trên giảng đường ĐH ,dạy luyện thi đại học, biên tập đề thi ĐH và viết sách tham khảo cho chương trình thi trắc nghiệm môn VẬT LÝ cùng các giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực này. Chúng tôi xin bộc bạch và chia sẻ với các em một số kinh nghiệm trong quá trình học và làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lý, với hy vọng có thể giúp các em vững bước hơn trong các kỳ thi sắp tới. Các em hình dung rằng việc chúng ta làm một bài thi trắc nghiệm cũng giống như các em đang ghép một bức tranh vậy. Mỗi một câu hỏi là mỗi mảnh ghép trong bức tranh đó. Khi ghép tranh các em có thể ghép từ trên xuống, dưới lên,… và rất nhiều thủ thuật khác. Để đơn giản và dễ hình dung thì các em hãy xem như bức tranh đó không phải có tới 50 mảnh ghép mà hãy xem mỗi một “chương” là một mảnh ghép (Cơ học, sóng cơ học, điện xoay chiều, sóng điện từ, sóng ánh sáng, lượng tử ánh sáng, vật lý hạt nhân…), xem minh nhận biết tốt nhất là mảnh ghép nào thì trong quá trình làm bài thi em tô mảnh ghép đó trước cứ như thế cho đến khi em hoàn thiện bức tranh của minh (Phương pháp này có mặt lợi là do em chỉ giải các bài toán trong cùng một chương nên tư duy logic được liền mạch và nhất quán). Có bao giờ các em đặt ra một câu hỏi là: “ Làm một bài thi trắc nghiệm thì làm như thế nào, làm từ đâu tới đâu? Đọc một câu hỏi thì trắc nghiệm thì đọc từ đầu? Khi tích đáp án vào phiếu thi thì tích như thế nào, khi nào thì tích? Các bài không thể giải được thì phải tích đáp án ra sao …?” tất cả những điều thầy nói ở trên đều phải có phương pháp và nghệ thuật dựa trên những xác suất toán học đáng tin cậy. Khi giảng dạy thầy có hỏi các học sinh của minh: “ Làm một bài thi trắc nghiệm thì làm như thế nào, làm từ đâu tới đâu?” thì nhận được câu trả lời là: Thưa thầy em đọc đề qua một lượt rồi làm từ dễ đến khó ạ”. Nghe có vẻ logic và bài bản, nhưng các e thử hình dung xem với khả năng của minh, trong một bài thi gồm 50 câu hỏi trải rộng trên 7 trang giấy thì các em có đủ khả năng biết được câu nào dễ thì làm trước hay không???, việc em đọc 7 trang giấy mất 10 phút có giúp cho em làm được gì hay không. Câu trả lời là không được lợi ích gì. “Khi làm một câu thi trắc nghiệm em làm như thế nào? Câu trả lời là: “Em đọc đề, tóm tắt đề rồi giải ạ”. Thật bài bản nhưng quá dài cho bài thi trắc nghiệm. “Tích đáp án thì tích thế nào?” Các em đều trả lời là làm được câu nào thì tích luôn. Thưa thầy làm được mới khó chứ làm được thì tích đáp án là việc quá dễ. (Các em nhầm ở cho đó). “Những câu không làm được thì em tích đáp án thế nào?”. Thưa thầy em tích bừa ạ.. Chắc các em đều hình dung ra những điều thầy nói ở trên đây là những băn khoăn của các em khi làm bài. Sau đây thầy xin chia sẻ một số kinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy mà thầy đã đúc rút ra trong hơn mười năm vừa qua: Tại sao khi sản xuất một cái áo mà lại cần nhiều người như vậy ????: Một tổ chuyên cắt, một tổ chuyên may cổ áp, một tổ chuyên may ống áo, tổ chuyên là, tổ chuyên đóng gói … câu trả lời là làm như vậy nhanh hơn nhiều so với một người may một cái áo và thực hiện tất cả các thao tác trên. Nên khi làm một bài thi trắc nghiệm các em nên tiến hành như sau: 2 LÀM MỘT BÀI THI LÀM THẾ NÀO? Bước 1: Trước hết hay ghi vào giấy nháp 50 câu mà các em sẽ làm TT ĐÁP ÁN A B C D Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: ………………….. Câu 50: Bước này giúp các em chọn đúng 50 câu mình cần làm và lấy đáp án một cách nhanh nhất. Bước 2: Đọc đề và làm bài , câu nào làm được thì làm luôn trong quá trình đọc. Bước này vô cùng quan trọng trong quá trình làm bài vì nó giúp các em đạt được một số kế quả sau:  Bài nào làm được thì tích đáp án vào giấy nháp theo đúng đáp án ở trên (nhứng bài được gọi là làm đượ nếu chúng ta giải nó chỉ mất cỡ một đến hai phút)  Nhứng bài nào có thể giải được nhưng biết là khi giải nó mất nhiều thời gian thì đánh dấu vào giấy nháp bằng kí hiện nào đó để có thể giải ở bước sau.  Nhứng bài nào biết chắc đáp án chỉ có thể là một trong hai đáp án (như A và C chẳng hạn) rồi quay lại giải sau Ví dụ khi đưa đồng hô lên cao thì con lắc đồng hồ chỉ có thể chạy chậm thì chúng ta bỏ hai đáp án chạy nhanh đi . Việc còn lại là tìm độ lớn.  Những bài nào em chua gặp bao giờ thì không thể giải vì thi trẵn nghiệm mà sa vào các bài này chỉ mất thời giam mà không có hiệu quả. Em đánh dấu vào giấy nháp để không mất thời giam đọc những bài toán này. Bước này giúp cho các em đọc đề được qua một lượt, làm bài từ dễ đến khó (vì các câu dễ em đã giải ở bước này rồi) đồng thời đã phân loại được đề từ dễ đến khó (bước này mất chừng 30’ đến 45’ nhưng