Tóm Tắt Lý Thuyết Địa Lý 11

PDF 362 2.360Mb

Tóm Tắt Lý Thuyết Địa Lý 11 là tài liệu môn Địa Lý trong chương trình Lớp 11 được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI I. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM NƢỚC Trên thế giới hiện nay có trên 200 quốc gia, chia làm hai nhóm nước là nhóm phát triển và nhóm đang phát triển. Dựa trên các tiêu chí như: GDP, FDI, HDI, GDP/người Các nước NICs (Newly Industrialized Country) là những nước trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển về công nghiệp như: Braxin, Achentina, Mêhicô, Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo,… II. SỰ TƢƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƢỚC 1. Tƣơng phản về tỉ trọng GDP và GDP bình quân đầu ngƣời Nhóm nước phát triển: Có GDP/người ở mức cao trên 8955 USD/người (năm 2004) Tổng GDP chiếm 79,3% thế giới. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế: chủ yếu khu vực III chiếm 71%, khu vực I rất thấp (2%) Nhóm nước đang phát triển: Có GDP/người ở mức trung bình từ 725 – 2895 USD/người và mức thấp < 725 USD/người (2004) Tổng GDP chiếm 20,7 % thế giới. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế: chủ yếu khu vực III nhưng chiếm 43%, khu vực I khá cao (chiếm 1/4) 2. Tƣơng phản về chỉ số HDI và tuổi thọ trung bình Nhóm nước phát triển: Chỉ số HDI cao (0,855) Tuổi thọ trung bình cao (76 tuổi) Nhóm nước đang phát triển: Chỉ số HDI thấp hơn nhóm phát triển (0,694) Tuổi thọ trung bình thấp (65 tuổi) Các nước phát triển có GDP lớn, FDI nhiều, HDI cao và tuổi thọ trung bình cao. Các nước đang phát triển có GDP nhỏ, FDI ít, HDI thấp và tuổi thọ trung bình thấp. III. CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI (CMKHCNHĐ) 1. Sự hình thành, phát triển và bốn công nghệ trụ cột Cuộc CMKHCNHĐ xuất hiện vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Bùng nổ công nghệ cao với 4 công nghệ trụ cột sau: Công nghệ sinh học Công nghệ vật liệu Công nghệ năng lượng Công nghệ thông tin 2. Tác động đến nền kinh tế - xã hội thế giới Về kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ Nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao Về xã hội: Xã hội xuất hiện nhiều ngành nghề mới Đặc biệt là lĩnh vực công nghệ và dịch vụ Nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế tri thức. VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HÓA I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ Toàn cầu hóa là sự liên kết giữa các nước trên thế giới về nhiều lĩnh vực: văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật, an ninh chính trị,… Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế: thương mại thế giới phát triển mạnh, thị trường tài chính quốc tế mở rộng, vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh và vai trò ngày càng lớn mạnh của các công ty xuyên quốc gia. Hệ quả: thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, tăng cường hợp tác quốc tế. Tuy nhiên cần lưu ý mặt trái là làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. II. XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA KINH TẾ Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực: do sự cạnh tranh gay gắt và sự phát triển không đều trên thế giới nên các nước trong khu vực có nét tương đồng về địa lí, văn hóa và cùng chung lợi ích đã liên kết lại với nhau thành các tổ chức kinh tế khu vực Các tổ chức kinh tế khu vực: EU, NAFTA, APEC, ASEAN, MERCOSUR. Hệ quả: các tổ chức này vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tự do hoá thương mại, bảo đảm lợi ích các nước thành viên. Nhưng cần lưu ý về quyền tự chủ và quyền lực của mỗi quốc gia. III. CÁC VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU 1. Dân số: Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển Già hoá dân số ở các nước phát triển 2. Môi trường: Biến đổi khí hậu toàn cầu và thủng tầng ôdôn: Hiện trạng - Nguyên nhân Hậu quả - Giải pháp Ô nhiễm nguồn nước ngọt, nước biển và đại dương: Hiện trạng - Nguyên nhân Hậu quả - Giải pháp Suy giảm đa dạng sinh học: Hiện trạng - Nguyên nhân Hậu quả - Giải pháp 3. Một số vấn đề khác Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố. CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH I. VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lí Châu Phi và châu Mĩ La Tinh nằm trên cùng vĩ độ (nội chí tuyến) nên có khí hậu nhiệt đới. Tiếp giáp với các đại dương lớn phát triển kinh tế biển. 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên Châu Phi Khí hậu, cảnh quan khô hạn là khó khăn lớn cho phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Phi, bên cạnh đó các nguồn tài nguyên cũng bị khai thác quá mức làm cạn kiệt, suy thoái môi trường. Vì vậy cần phải khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, áp dụng biện pháp thủy lợi hạn chế khô hạn. Mĩ La Tinh Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp… Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên chưa hợp lí. Do những yếu tố như hình dạng lãnh thổ, cấu trúc địa hình, và tính chất của dòng biển đã ảnh hưởng đến khí hậu và cảnh quan thiên nhiên, làm nên sự khác biệt giữa 2 châu lục một cách rõ rệt mặc dù 2 châu lục này có cùng vĩ độ và cùng giáp với nhiều đại dương lớn. II. VẤN ĐỀ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI 1. Đặc điểm dân cư Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao  dân số tăng nhanh. Châu Phi chiếm 14% dân số, nhưng chiếm hơn 2/3 số người nhiễm HIV trên