Gia tăng tự nhiên


Nội dung bài giảng

Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định : sinh đẻ và tử vong.
a) Tỉ suất sinh thô
Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Tỉ suất sinh thô được tính theo đơn vị phần nghìn (%o).
Có nhiều yếu tố tác động đến tỉ suất sinh làm cho nó thay đổi theo thời gian và không gian, trong đó quan trọng nhất là các yếu tố tự nhiên - sinh học, phong tục lập quán và tâm lí xã hội. trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách phát triển dân số của từng nước.


b) Tỉ suất tử thô
Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm. Tỉ suất tử thô được tính bằng đơn vị phần nghìn (%o).

Tỉ suất tử thô trên toàn thế giới nói chung, ở các khu vực và trong từng nước

nói riêng có xu hướng giảm đi rõ rệt so với thời gian trước đây nhờ các tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật, nhờ sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các điều kiện sống và thu nhập ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn có sự khác nhau giữa các nước.
Các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô là : kinh tế - xã hội,(chiến tranh, đói kém, bệnh tật...) và các thiên tai (động đất, núi lửa, hạn hán, bão lụt...).
Trong tỉ suất tử thô cũng cần lưu ý đến tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh(dưới 1 tuổi) vì ở mức độ nhất định, nó phản ánh trình độ nuôi dưỡng và tình hình sức khỏe của trẻ em.
Tỉ suất tử thô còn liên quan chặt chẽ đến tuổi thọ trung bình của dân số. Tuổi thọ trung bình của dân cư trên thế giới ngày càng tăng.
c) Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến biến động dân số của một quốc gia và trên toàn thế giới, vì vậy nó được coi là động lực phát triển dân số.
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng đơn vị phần trăm (%).

d) Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế- xã hội