Bài tập 1, 2, 3, 4 trang 64 SGK Địa lý 6


Nội dung bài giảng

Bài tập 1: Dựa vào bảng sau: Lượng mưa (mm)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

TP. HCM

13,8

4,1

10,5

50,4

218,4

311,7

293,7

269,8

327,0

266,7

116,5

48,3

-    Hãy tính tổng lượng mưa trong năm ở Thành phố Hồ Chí Minh.

-    Hãy tính tổng lượiig mưa trong các tháng mùa mưa (tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10) ở Thành phố Hồ Chí Minh.

-    Hãy tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô (tháng 11, 12, 1, 2, 3, 4) ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Trả lời:

Dựa vào bảng lượng mưa ở trang 63, các em sẽ tính được:

a)   Tổng lượng mưa trong năm ở Thành phố Hồ Chí Minh là: 1 930,9mm (tính bằng cách cộng lượng mưa của 12 tháng trong năm).

b)   Tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa là: 1 687,3mm (bằng cách cộng lượng mưa từ tháng V đến tháng X).

c)  Tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô là: 243,6mm (bằng cách cộng lượng mưa từ các tháng XI đến tháng IV).

 

Bài tập 2: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào?

Trả lời:

Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều. Tuy vậy sức chứa chỉ có hạn. Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa thì không khí đã bão hoà hơi nước.

Ví dụ:

-    Nhiệt độ 0°c lượng hơi nước tối đa trong không khí là 2g/m3.

-    Nhiệt độ 30°c lượng hơi nước tối đa trong không khí là 30g/m3.

 

Bài tập 3: Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa...

Trả lời:

Hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa trong điều kiện không khí đã bão hoà mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước, hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hoặc do tiếp xúc với một khối khí lạnh hơn thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại thành hạt nước, sinh ra mây, mưa.

 

 

Bài tập 4:. Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?

Trả lời:

Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm từ 1001-2000mm.