Giải bài tập sgk Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC


Nội dung bài giảng

Câu 1 trang 24 Công nghệ 12: Trình bày cấu tạo, kí hiệu, phân loại và công dụng của điôt bán dẫn.

Trả lời

- Cấu tạo của điôt bán dẫn: có một miếng giáp P-N, có vỏ bọc bằng thủy tinh, nhựa hoặc kim loại. Có hai dây dẫn ra là hai điện cực: anôt (A) và catôt (K).

- Kí hiệu:

Giải bài tập sgk-Câu 1 trang 24 Công nghệ 12: Trình bày cấu tạo, kí hiệu, phân loại và công dụng của điôt bán dẫn.

- Phân loại:

+ Theo công nghệ chế tạo: điôt tiếp điểm và điôt tiếp mặt.

+ Theo chức năng: điôt ổn áp và điôt chỉnh lưu.

- Công dụng:

+ Tách sóng và trộn tần;

+ Chỉnh lưu;

+ Ổn định điện áp một chiều;

+ Biến đổi điện áp xoay chiều thành dòng điện một chiều.

Câu 2 trang 24 Công nghệ 12: Trình bày cấu tạo, kí hiệu, phân loại và công dụng của tranzito.

Trả lời

- Cấu tạo của tranzito: Có hai tiếp giáp P – N, có vỏ bọc bằng nhựa hoặc kim loại, có ba dây dẫn ra là ba điện cực.

- Kí hiệu:

Giải bài tập sgk-Câu 2 trang 24 Công nghệ 12: Trình bày cấu tạo, kí hiệu, phân loại và công dụng của tranzito.

- Phân loại: tranzito PNP và tranzito NPN.

- Công dụng : tranzito dùng để khuếch đại tín hiệu, để tạo sóng, tạo xung,…

Câu 3 trang 24 Công nghệ 12: Tirixto thường được dùng để làm gì?

Trả lời

Tirixto thường được dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển, bằng cách điều khiển cho UGK xuất hiện sớm hay muộn, qua đó thay đổi giá trị của điện áp ra.

Câu 4 trang 24 Công nghệ 12: Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về nguyên lí làm việc giữa triac và tirixto?

Trả lời

- Giống: đều là thiết bị điều khiển dòng điện xoay chiều.

- Khác: Tirixto điều khiển dòng điện theo một chiều nhất định, còn Triac điều khiển dòng điện theo cả hai chiều.