Bài tập 2 trang 107 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10


Nội dung bài giảng

BÀI TẬP 2. Hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ trống (…) trong các câu sau đây về phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước.

1. Từ giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong bước vào giai đoạn…………….Nhà nuớc không quan tâm đến    …….. nhân dân gây cản trở cho………………..dân tộc.

2. Đất nước …………….hai miền, địa chủ lấn chiếm…………của nông dân,

thiên tai, đói kém…………..Do đó………….. trở nên sâu sắc.

3. Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở ấp Tây Sơn (Bình Định) do………… lãnh đạo. Sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, nghĩa quân đã……………phần đất tù Quảng Nam trở vào.

4. Từ sau chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, về cơ bản quân Tây Sơn đã làm chủ

được toàn bộ…………….. Trong những năm 1786 — 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ………… và làm chủ toàn bộ đất nước.

Trả lời:

1. Từ giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong bước vào giai đoạn…(khủng hoảng)….Nhà nước không quan tâm đến …(đời sống)... nhân dân gây cản trở cho…(sự phát triển của)...dân tộc.

2. Đất nước ….(bị chia thành)...hai miền, địa chủ lấn chiếm…(đất đai)…của nông dân, thiên tai, đói kém…(hoành hành)...Do đó…(mâu thuẫn xã hội)... trở nên sâu sắc.

3. Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở ấp Tây Sơn (Bình Định) do…(3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ)… lãnh đạo. Sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, nghĩa quân đã…(làm chủ)…phần đất từ Quảng Nam trở vào.

4. Từ sau chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, về cơ bản quân Tây Sơn đã làm chủ được toàn bộ…(Đảng Trong)... Trong những năm 1786 — 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ…(tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh)… và làm chủ toàn bộ đất nước.