Lý thuyết, bài 1, bài 2 bài 3 Tiết 81 trang 82 sgk Toán 3


Nội dung bài giảng

A. Kiến thức cần nhớ

Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc (..) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc

B. Bài tập

Bài 1.Tính giá trị của biểu thức:

\(25 – (20 – 10)\)

\(80 – (30 + 25)\)

\(125 + ( 13 + 7)\)

\(416 – (25 – 11)\)

Giải:

\(25 – (20 – 10) = 25 – 10 = 15\)

\(80 – (30 + 25) = 80 – 55 = 25\)

\(125 + ( 13 + 7) = 125 + 20 = 145\)

\(416 – (25 – 11) = 416 – 14 = 402\).

Bài 2.Tính giá trị của biểu thức

\((65 + 15) \times 2\)

\(48 :  (6 : 3)\)

\((74 – 14) : 2\)

\(81 : (3 \times 3 )\)

Giải:

\((65 + 15) \times 2 = 80 \times 2 = 160\)

\(48 :  (6 : 3) = 48 : 2 = 24\)

\((74 – 14) : 2 = 60 : 2 = 30\)

\(81 : (3 \times 3 ) = 81 : 9 = 9\).

Bài 3.Có \(240\) quyển sách xếp đều vào \(2\) tủ, mỗi tủ có \(4\) ngăn. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau?

Giải:

C1
số sách xếp trong mỗi tủ là:

\(240 : 2 = 129\) (quyển)

Số sách xếp trong mỗi ngăn là:

\(120 : 4 = 30\) ( quyển)

C2

Số ngăn có ở hai tủ là:

\(4 \times 2 = 8\) (ngăn)

Số sách xếp trong mỗi ngăn là:

\(240 : 8 = 30\) (quyển).