Cho các phát biểu sau:

(a)       Có thể dùng nước brom để phân biệt fructozơ và glucozơ

(b)       Trong dung dịch, saccarozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.

(c)       Trong môi trường bazơ, saccarozơ và mantozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.

(d)       Có thể phân biệt saccarozơ và mantozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

(e)       Trong dung dịch saccarozơ và mantozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.

Số phát biểu đúng là ?            

A.

3.        

B.

2.        

C.

4.        

D.

5.

Đáp án và lời giải
Đáp án:A
Lời giải:

Các câu phát biểu đúng là (a), (d) và (e).

(a)Fructozo chứa nhóm chức xeton không phản ứng với brom nhưng glucozo có nhóm –CHO nên có phản ứng: CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr

(b)Hiểu đơn giản, saccarozo cấu tạo bởi hai vòng (vòng α-glucozo và β-fructozo) liên kết với nhau. Hai vòng này không mở ra nên saccarozo không có cấu tạo mạch hở (kể cả trạng thái rắn hay dung dịch).

(c)Saccarozo tạo nên từ α-glucozo và β-fructozo liên kết qua nguyên tử O giữa C1 của glucozo và C2 của fructozo (C1−O−C2). Mantozo tạo nên từ 2 đơn vị α-glucozo bởi liên kết α-1, 4-glicozit. Bản chất hai liên kết khác nhau nên hai chất này không chuyển hóa lẫn nhau được. Không được phép suy luận như sau: Trong môi trường kiềm: Glucozo và fructozo chuyển hóa lẫn nhau.                          

(d)  Suy ra: Chỉ mantozo có nhóm –CHO nên khi cho AgNO3/NH3 vào hai mẫu thử, chỉ có mantozo phản ứng còn saccarozo không phản ứng.

(e) Cả mantozo và saccarozo đều có nhóm –OH cạnh nhau vì vậy đều có phản ứng hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam đậm: 2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H22O11)2Cu + H2O

Vậy đáp án đúng là A   

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Bài tập trắc nghiệm 60 phút Tính chất hoá học của Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ - Hóa học 12 - Đề số 3

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.