1. Đề học kì THPT Chu Văn An Hà Nội Năm 2018 File word có lời giải chi tiết

WORD 31 0.034Mb

1. Đề học kì THPT Chu Văn An Hà Nội Năm 2018 File word có lời giải chi tiết là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Câu 1. Các bộ ba nào dưới đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. UGU, UAA, UAG B. UAG, UGA, UAA C. UUG, UAA,UGA D. UUG, UGA,UAG Giải thích: Trong 64 bộ ba được tạo bởi các nucleotit: A, U, G, X có 3 bộ ba mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã, không mã hóa axit amin. Đó là các bộ ba: UAA, UAG, UGA Đáp án: B Câu 2. Cơ thể mà mọi tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp tương đồng được gọi là A. thể ba kép B. thể ba C. thể tứ bội D. thể bốn Giải thích: Cơ thể mà mọi tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp tương đồng có dạng 4n → Đây là dạng tứ bội. → Đáp án C Đáp án: C Câu 3. Vai trò của cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong operon Lac ở vi khuẩn E.coli là: A. Mang thông tin mã hóa các enzim phân giải đường lactozơ B. Tổng hợp protein ức chế bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã C. Tổng hợp enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã D. Tổng hợp protêin ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã Giải thích: Trên phân tử ADN của vi khuẩn, các gen có liên quan về chức năng thường phân bố liền nhau thành từng cụm, có chung một cơ chế điều hòa gọi là opêron Cấu trúc opêron Lac - Vùng khởi động P (promoter): nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. - Vùng vận hành O (operator): có trình tự Nu đặc biệt để prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. - Nhóm gen cấu trúc Z, Y, A quy định tổng hợp các enzym tham gia phản ứng phân giải đường lactôzơ trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào. Vậy A đúng. Đáp án: A Câu 4. Ở cấp độ phân tử, có những cơ chế nào sau đây thực hiện theo nguyên tắc bổ sung? 1. Tự nhân đôi ADN; 2. Tổng hợp ARN; 3. Dịch A. 2, 3. B. 1, 2. C.1, 3. D. 1, 2, 3. Giải thích: Ở quá trình tự nhân đôi ADN thực hiện nguyên tắc bổ sung: A- T, G – X Ở quá trình phiên mã: A môi trường bổ sung với T mạch gốc, U môi trường bổ sung với A mạch gốc, G môi trường bổ sung với X mạch gốc, X môi trường bổ sung với G mạch gốc Ở quá trình dịch mã: Các anticodon trên tARN bổ sung với các codon trên mARN theo nguyên tắc bổ sung Đáp án: D Câu 5. Các loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là A. lặp đoạn, chuyển đoạn B. đảo đoạn, chuyển đoạn C. mất đoạn, chuyển đoạn D. lặp đoạn, đảo đoạn Giải thích: + Lặp đoạn làm một đoạn gen nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần → Làm tăng số lượng gen trên NST + Mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST + Đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên NST + Chuyển đoạn không tương hỗ có thể làm tăng hoặc giảm số lượng gen trên NST Đáp án: A Câu 6. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là: A. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự thụ tinh đưa đến sự phân li của cặp alen. B. Sự phân li của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của cặp alen trên đó. C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen. D. Sự phân li của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hơp của cặp gen alen. Giải thích: Ở hiện tượng phân li độc lập: do mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng khác nhau nên sự phân li và tổ hợp của cặp này không ảnh hưởng đến sự phân li và tổ hợp của cặp kia (phân li độc lập, tổ hợp ngẫu nhiên) Sự phân li độc lập của các NST trong quá trình giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh là những cơ chế chính tạo nên các biến dị tổ hợp. Đáp án: C Câu 7. Loại đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần thể sinh vật? A. Đột biến điểm. B. Đột biến dị đa bội. C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến lệch bội. Giải thích: Đột biến gen có thể tạo ra alen mới trong quần thể, do đó làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần thể sinh vật → Đáp án A Đáp án: A Câu 8. Hoá chất 5-BrômUraxin gây ra dạng đột biến gen nào sau đây? A. Thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp T - A B. Thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X. C. Thay thế 1 cặp T- A bằng 1 cặp G -X. D. Thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T. Giải thích: Hóa chất 5-BrômUraxin gây ra dạng đột biến gen. Thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X. Đáp án: B Câu 9. Loại ARN nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôdon)? A. tARN. B. mARN. C.siARN. D. rARN. Giải thích: Trong các loại ARN: tARN mang bộ ba đối mã, mARN mang bộ ba mã sao Đáp án: A Câu 10. Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã II. Đột biến gen có thể tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nucleotit. IV. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Giải thích: Xét các phát biểu của đề bài: I sai. Độ