111. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Hóa Học Đề thi thử THPT Chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng File word có lời giải chi tiết.doc

WORD 13 0.225Mb

111. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Hóa Học Đề thi thử THPT Chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng File word có lời giải chi tiết.doc là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1: Tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo CH2=C(CH3)CH=CH2 là A. buta-1,3-đien. B. isopren. C. đivinyl. D. isopenten. Câu 2: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm –OH? A. Ancol etylic. B. Glixerol. C. Propan-1,2-điol. D. Ancol benzylic. Câu 3: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là A. Cs. B. Os. C. Ca. D. Li. Câu 4: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp? A. Poli(etilen terephtalat). B. Poli(phenol fomanđehit). C. Poli(metyl metacrilat). D. Poli(hexametilen ađipamit). Câu 5: Khi bị nhiệt phân, muối nitrat nào sau đây tạo sản phẩm là kim loại? A. AgNO3. B. Fe(NO3)2 C. KNO3 D. Cu(NO3)2 Câu 6: Dung dịch NaHCO3 không tác dụng với dung dịch A. NaHSO4. B. NaOH. C. Na2SO4. D. HCl. Câu 7: Kim loại nào dưới đây không tan trong nước ở điều kiện thường? A. K. B. Al. C. Na. D. Ca. Câu 8: Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ trong môi trường axit, thu được chất nào sau đây? A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Mantozơ. D. Fructozơ Câu 9: Chất nào dưới đây khi tác dụng với dung dịch HCl thu được hai muối? A. Fe3O4 B. Fe C. Fe2O3 D. FeO II. Thông hiểu Câu 10: Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch? A. NaAlO2 và HCl. B. AgNO3 và NaCl. C. NaHSO4 và NaHCO3. D. CuSO4 và AlCl3. Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Glyxin là chất lỏng ở điều kiện thường. B. Tơ nilon-6,6 là polime thiên nhiên. C. Triolein là chất rắn ở điều kiện thường. D. Glucozơ có nhiều trong quả nho chín. Câu 12: Cho hỗn hợp gồm K2O, BaO, Al2O3 và FeO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, thu được kết tủa là A. Fe(OH)2. B. FeCO3. C. Al(OH)3. D. BaCO3. Câu 13: Khi thủy phân không hoàn toàn pentapeptit Ala-Gly-Val-Gly-Ala được tối đa bao nhiêu tripeptit khác nhau? A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 14: Số hiđrocacbon thơm có cùng công thức phân tử C8H10 bằng A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 15: Silic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây? A. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl. B. HCl, Fe(NO3)3, CH3COOH. C. CuSO4,SiO2, H2SO4 loãng. D. F2, Mg, NaOH. Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Fructozơ không tham gia phản ứng tráng bạc. B. Saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc. C. Amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh. D. Phân tử tinh bột được cấu tạo từ các gốc glucozơ. Câu 17: Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+,... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây? A. NaCl. B. Ca(OH)2. C. HCl. D. KOH. Câu 18: Anđehit axetic thể hiện tính oxi hoá trong phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng cộng hiđro sinh ra ancol. B. Phản ứng với nước brom tạo axit axetic. C. Phản ứng tráng bạc. D. Phản ứng cháy tạo CO2 và H2O. Câu 19: Xà phòng hóa hoàn toàn 161,2 gam tripanmitin trong dung dịch KOH, thu được m gam kali panmitat. Giá trị của m là A. 58,8. B. 64,4. C. 193,2. D. 176,4. III. Vận dụng – vận dụng cao Câu 20: Xét các phát biểu sau:  (a) Kim loại Na phản ứng mạnh với nước;  (b) Khí N2 tan rất ít trong nước;  (c) Khí NH3 tạo khói trắng khi tiếp xúc với khí HCl;  (d) P trắng phát quang trong bóng tối;  (e) Thành phần chính của phân supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 và CaSO4.  Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 21: Có các phát biểu sau:  (a) H2NCH2COHNCH2CH2COOH có chứa 1 liên kết peptit trong phân tử;  (b) Etylamin, metylamin ở điều kiện thường đều là chất khí, có mùi khai, độc;  (c) Benzenamin làm xanh quỳ ẩm;  (d) Các peptit, glucozơ, saccarozơ đều tạo phức với Cu(OH)2;  (e) Thủy phân đến cùng protein đơn giản chỉ thu được các α–amino axit;  (f) Protein được tạo nên từ các chuỗi peptit kết hợp lại với nhau.  Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 22: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Dung dịch FeSO4 làm nhạt màu dung dịch KMnO4 trong H2SO4. B. Cho dung dịch H2S vào dung dịch FeCl3 thấy xuất hiện kết tủa S. C. Có thể dùng Al khử Cr2O3 ở nhiệt độ cao đề điều chế kim loại Cr. D. Kim loại Cr tan được trong dung dịch HCl tạo muối CrCl3 và H2. Câu 23: Cho các phát biểu sau:  (a) Các kim loại Na, K, và Al đều phản ứng mạnh với nước;  (b) Dung dịch muối Fe(NO3)2 tác dụng được với dung dịch HCl;  (c) P cháy trong Cl2 có thể tạo thành PCl3 và PCl5;  (d) Than chì được dùng làm điện cực, chế tạo chất bôi trơn, làm bút chì đen;  (e) Hỗn hợp Al và NaOH (tỉ lệ số mol tương ứng 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư;  (g) Người ta không dùng CO2 để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm.  Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 24: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y: Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây? A. CuO (rắn) + CO (khí)  Cu + CO2 ↑ B. K2SO3 (rắn) + H2SO4 K2SO4 + SO2↑ + H2O C. Zn + H2SO4 (loãng)  ZnSO4 + H2↑ D. NaOH + NH4Cl (rắn)  NH3↑+ NaCl + H2O Câu 25: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư d