12 dạng bài toán về Oxi Lưu huỳnh 2017 2018 File word có lời giải chi tiết

WORD 74 1.288Mb

12 dạng bài toán về Oxi Lưu huỳnh 2017 2018 File word có lời giải chi tiết là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 10 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

OXI – LƯU HUỲNH Dạng 1. Đơn chất Oxi, lưu huỳnh tác dụng với kim loại. Phương pháp giải + Với Oxi phản ứng đưa kim loại lên số oxi hóa cao hoặc thấp, còn với S phản ứng đưa kim loại lên số oxi hóa thấp hơn. + Phương trình phản ứng tổng quát: 2M + xO2 → 2M2Ox. 2M + xS → M2Sx. + Phương pháp giải: áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố. Bảo toàn khối lượng : Bảo toàn electron: Bảo toàn nguyên tố: PS : Các bài toán xây dựng dựa trên nhiều phản ứng oxi hóa khử, ta không nên giải theo phương pháp truyền thống mà nên ưu tiên phương pháp bảo toàn như bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố. ► Các ví dụ minh họa ◄ Ví dụ 1: Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu và Al có tỉ lệ mol 1:1 thu được 13,1 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Giá trị của m là:A. 7,4 gam B. 8,7 gam C. 9,1 gam D. 10 gam Hướng dẫn giải: Cách 1: Thông thường. Gọi a là số mol mỗi kim loại Cu, Al trong hỗn hợp X. Ta có: moxit = Đáp án C. Cách 2: Dùng bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng. Cách này không cần viết và cân bằng phương trình phản ứng. Gọi a là số mol mỗi kim loại Cu, Al trong hỗn hợp X. Bảo toàn nguyên tố Cu và nguyên tố Al Bảo toàn khối lượng Đáp án C. Ví dụ 2: Nung một hỗn hợp gồm 4,8 gam bột Magie và 3,2 gam bột lưu huỳnh trong một ống nghiệm đậy kín . Khối lương chất rắn thu được sau phản ứng là :A. 8,0 gam B. 11,2 gam C. 5,6 gam D. 4,8 gam Hướng dẫn giải: Cách 1: Ta có: Phương trình phản ứng: Mg + S MgS; Ta có: Đáp án A. Cách 2: Nếu Mg dư, S dư hay cả hai cùng dư thì tất cả các chất sau phản ứng đều là chất rắn. Về nguyên tắc của định luật bảo toàn khối lượng thì tổng khối lượng của nó sẽ bằng tổng khối lượng các chất trước phản ứng, mặc dù ta không cần biết sau phản ứng chứa những chất nào và với lượng là bao nhiêu. Bảo toàn khối lượng mRắn = mMg + mS = 4,8 + 3,2 = 8,0 gam. Đáp án A. Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam một kim loại hóa trị II trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được 16,2 gam chất rắn X. Kim loại đó là: A. Zn B. Fe C. Cu D. Ca Hướng dẫn giải: Cách 1: Gọi kim loại cần tìm là M. Phương trình phản ứng: 2M + O2 2MO; Ta có: Đáp án A. Cách 2: Chúng ta không cần viết phương trình phản ứng, mà chỉ áp dụng các định luật bảo toàn. Bảo toàn khối lượng Bảo toàn electron Đáp án A. Ví dụ 4: Cho 7,2 gam kim loại M , có hoá trị không đổi trong hợp chất, phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn Y và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là:A. Cu. B. Ca. C. Ba. D. Mg. Hướng dẫn giải: Sơ đồ bài toán: Cách 1: Gọi x là hóa trị của kim loại M; a, b lần lượt là số mol Cl2 và O2 trong hỗn hợp X. Ta có: Đáp án D. Cách 2: Dùng bảo toàn khối lượng và bảo toàn electron. Ta có: Bảo toàn electron Hóa trị.=2 + 4= M= Đáp án D. Nhận xét: Cách 1: Hầu hết học sinh sẽ quen hơn, tuy nhiên việc viết phương trình phản ứng, cân bằng, gọi ẩn và lập hệ 3 phương trình 4 ẩn sau đó biện luận sẽ rất khó khăn. Cách 2: Chỉ sử dụng các định luật bảo toàn của hóa học mà không cần viết phương trình hóa học, nó sẽ dễ dàng hơn cho việc giải toán. Vì cách này chúng ta chưa quen nên ban đầu có thể sẽ bỡ ngỡ, khó hiểu, nhưng khi chúng ta thành thạo thì đây là cách tối ưu. Chúng ta nên sử dụng cách này. Dạng 2. Hỗn hợp khí và Phản ứng ozon phân. Phương pháp giải + Để định lượng (mol, khối lượng, thể tích...) của chất trong hỗn hợp các khí không phản ứng với nhau thì phương pháp sơ đồ đường chéo qđược sử dụng tương đối hiệu quả. + Phản ứng ozon hóa: 3O2 2O3; + Phản ứng ozon phân: 2O3 3O2; ► Các ví dụ minh họa ◄ Ví dụ 1: Hỗn hợp khí X gồm ozon và oxi có tỉ khối đối với hiđro bằng 18. Phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X lần lượt là:A. 25% và 75%. B. 30% và 70%. C. 35% và 65%. D. 40% và 60% Hướng dẫn giải: Sơ đồ đường chéo: Đáp án A. Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 24. Cần thêm V lít O2 vào 20 lít hỗn hợp X để thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng 22,4. Biết thể tích các khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.A. 2,5 lít B. 7,5 lít C. 8 lít D. 5 lít Hướng dẫn giải: Ta có: Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp X là: Sơ đồ đường chéo: Đáp án D. Ví dụ 3: Cho V lít hỗn hợp khí X gồm O​2 và O3. Thực hiện phản ứng ozon phân hoàn toàn, sau một thời gian thu được khí Y và thể tích khí tăng lên 30% so với thể tích ban đầu , biết thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Phần trăm thể tích của O2 trong hỗn hợp đầu là:A. 25% . B. 40% . C. 50% . D. 57,14% . Hướng dẫn giải: Sơ đồ bài toán: Phương trình phản ứng: . Không mất tính tổng quát, ta chọn hỗn hợp X ban đầu có thể tích VX = 100 lit. . Ta có: Hay VY = 1,5a + (100 - a) = 130 a = 60 Đáp án B. Ví dụ 4: Phóng điện qua O2 được hỗn hợp khí có khối lượng mol trung bình là 33 g/mol. Hiệu suất của phản ứng ozon hóa làA. 7,09%. B. 9,09%. C. 11,09%. D. 13,09%.