85. Đề thi thử THPTQG Năm 2018 Môn Hóa Học Đề thi thử THPT Hoàng Hoa Thám TP Hồ Chí Minh File word có lời giải chi tiết.doc

WORD 7 0.156Mb

85. Đề thi thử THPTQG Năm 2018 Môn Hóa Học Đề thi thử THPT Hoàng Hoa Thám TP Hồ Chí Minh File word có lời giải chi tiết.doc là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPT Hoàng Hoa Thám - TP Hồ Chí Minh I. Nhận biết Câu 1: Este nào sau đây có thể được tạo ra từ axit axetic bằng một phản ứng? A. Etyl axetat. B. Vinyl fomat. C. Etyl fomat. D. Metyl acrylat. Câu 2: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. HF. B. NaNO3. C. H2O. D. CH3COOH. Câu 3: Phương trình hóa học nào sau đây sai? A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2. B. Fe + ZnSO4 → FeSO4 + Zn. C. H2 + CuO  Cu + H2O. D. Cu + 2FeCl3(dung dịch) → CuCl2 + 2FeCl2. Câu 4: Hóa chất nào sau đây có thể dùng làm thuốc thử để phân biệt dung dịch ancol etylic (C2H5OH) và dung dịch phenol (C6H5OH)? A. Khí CO2. B. Dung dịch HCl. C. Nước brom. D. Kim loại Na. Câu 5: Chất nào sau đây có nhiều trong quả nho chín? A. Fructozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ. Câu 6: Chất nào sau đây thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp phức? A. CH3COOH. B. HO-CH2-CH2-OH. C. H2N-CH2-COOH. D. HCHO. Câu 7: Ancol metylic có công thức hóa học là A. CH3CH2CH2OH. B. (CH3)2CHOH. C. C2H5OH. D. CH3OH. Câu 8: Axit panmitic có công thức là A. C2H5COOH. B. C17H35COOH. C. C15H31COOH. D. C15H29COOH. Câu 9: Khối lượng mol của axit fomic là A. 30 gam. B. 46 gam. C. 32 gam. D. 60 gam. Câu 10: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất? A. Hg. B. Au. C. W. D. Pb. Câu 11: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch HCl? A. Hg. B. Cu. C. Ag. D. Al. Câu 12: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa...PVC được tổng hợp trực tiếp từ chất nào sau đây? A. Vinyl clorua. B. Etilen. C. Vinyl xiarua. D. Vinyl axetat. Câu 13: "Nước đá khô" không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là A. CO2 rắn. B. H2O rắn. C. SO2 rắn. D. CO rắn. Câu 14: Hợp chất nào sau đây chứa 40% cacbon về khối lượng? A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. CH3CHO. D. C3H8. Câu 15: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc 3? A. CH3NHCH3. B. C2H5NH2. C. CH3NH2. D. (CH3)3N. II. Thông hiểu Câu 16: Nhúng quỳ tím lần lượt vào các dung dịch chứa các chất riêng biệt sau: (1) metyl amin; (2) glyxin; (3) lysin; (4) axit glutamic. Số dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 17: Cho 17,8 gam alanin tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 23,2. B. 24,1. C. 24,7. D. 25,1. Câu 18: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ có thể dùng? A. Cu(OH)2. B. dung dịch H2SO4, t0. C. dung dịch I2. D. dung dịch NaOH. Câu 19: Dung dịch chất nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng? A. FeCl3. B. AlCl3. C. H2SO4. D. Ca(HCO3)2. Câu 20: Dung dịch nào sau đây không có phản ứng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường? A. Glucozơ. B. Etanol. C. Saccarozơ. D. Glixerol. Câu 21: Phát biểu nào sau đây sai? A. Silic đioxit là chất rắn, không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch HCl. B. Silic tinh thể và silic vô định hình là 2 dạng hình thù của silic. C. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng. D. Kim cương là một dạng thù hình của cacbon. Câu 22: Cho các phản ứng sau (xảy ra trong điều kiện thích hợp) (1) CuO + H2 → Cu + H2O; (2) CuCl2 → Cu + Cl2; (3) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu; (4) 3CO + Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe. Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp thủy luyện là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 23: Để thủy phân hoàn toàn 4,4 gam etyl axetat cần dùng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,1M. Giá trị của V là A. 50. B. 250. C. 500. D. 25. Câu 24: Cho m gam kim loại Fe tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl sinh ra 1,12 lít (đktc) khí H2. Giá trị của m là A. 6,5. B. 5,6. C. 2,8. D. 4,2. Câu 25: Cho 6,57 gam Al–Gly phản ứng hoàn toàn với 150 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 14,97. B. 14,16. C. 13,35. D. 11,76. Câu 26: Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dd AgNO3 trong NH3 thu được 22,05 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,40 mol H2. Giá trị của a là A. 0,40. B. 0,35. C. 0,55. D. 0,25. Câu 27: Một dung dịch X gồm 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3– và a mol Y (bỏ qua sự điện li của nước). Ion Y và giá trị của a là A. OH– và 0,03. B. Cl– và 0,01. C. CO32– và 0,03. D. NO3– và 0,03. Câu 28: Cho 7,2 gam axit acrylic tác dụng với 150 ml NaOH 1M thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 11,4. B. 14,6. C. 12,2. D. 10,8. Câu 29: Điều nào sau đây không đúng khi nói về etyl fomat? A. Có phản ứng tráng bạc. B. Là đồng đẳng của axit fomic. C. Có công thức phân tử C3H6O2. D. Là hợp chất este. III. Vận dụng Câu 30: Lấy 200 ml dung dịch gồm NaOH 1,6M và KOH 1M tác dụng hết với dung dịch H3PO4 thu được dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau: – Phần 1: Cô cạn thu được 17,12 gam hỗn hợp muối khan. – Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch CaCl2 (dư) thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 14,74. B. 20,24. C. 9,30. D. 14,70. Câu 31: Hỗn hợp E gồm amin X có công thức dạng CnH2n+3N và amino