14. thpt yen lac 2 vinh phuc lan 1 nam 2017 co loi giai chi tiet

WORD 12 0.098Mb

14. thpt yen lac 2 vinh phuc lan 1 nam 2017 co loi giai chi tiet là tài liệu môn Văn Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPT QG môn Ngữ Văn Trường THPT Yên Lạc 2 - Vĩnh Phúc - lần 1 - năm 2017 (có lời giải chi tiết) SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: NGỮ VĂN Đề thi gồm 03 trang Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cũi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ ganh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại. (Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2009, tr 121) 1. Nêu các phưong thức biểu đạt trong đoạn văn bản trên? 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn bản trên? 3. Anh/chị hiểu “họ” trong đoạn thơ trên là ai? “Họ” đã truyền lại những gì? 4. Tìm cac biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn bản và nêu tác dụng? 5. Anh chị hiểu như thế nào về câu thơ: “Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân”? II. LÀM VĂN (7 điểm). Câu 1 (2 điểm). Từ ý thơ “Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói” anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thời đại ngày nay. Câu 2 (5 điểm). Anh/chị hãy trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau: Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi... Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giao dục 2009, tr 110) Từ đó anh/chị suy nghĩ gì về truyền thống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. --------- Hết --------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Thực hiện: Ban chuyên môn Tuyensinh247 PHẦN ĐỌC HIỂU 1. Các phương thức biểu đạt trong đoạn văn bản trên: tự sự, biểu cảm, miêu tả. 0.5 2. Nội dung chính của đoạn văn bản: vai trò to lớn của nhân dân trong việc truyền lại những giá trị vật chất và tinh thần cho thế hệ sau từ đó góp phần làm nên Đất Nước. 0.5 3. - “Họ” trong đoạn thơ trên là nhân dân. 0.25 - “Họ” truyền lại: hạt lúa, truyền lửa, tiếng nói, văn hóa làng xã. 0.25 4. - Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn bản: + Điệp cấu trúc: Họ giữ..., Họ truyền..., Họ gánh..., Họ đắp đập... 0,25 + Liệt kê: hạt lúa, lửa, giọng điệu, tên xã tên làng. 0,25 - Tác dụng: nhấn mạnh vào vai trò của nhân dân trong việc lưu giữ, bảo tồn và truyền lại những giá trị vật chất văn hóa tinh thần. 0,25 5. Câu thơ: “Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân” nghĩa là nhân dân không chỉ là người làm chủ Đất Nước mà còn là người góp phần làm nên Đất Nước. 0.75 PHẦN LÀM VĂN Câu 1: Từ ý thơ “Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói” viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thời đại ngày nay - Về hình thức: cần đảm bảo đúng hình thức của một đoạn văn. - Về nội dung: đoạn văn cần đảm bảo các ý sau 1. Giải thích: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là: sử dụng tiếng Việt đúng quy tắc, chuẩn mực, không lai căng, pha tạp, có tính lịch sự và văn hóa trong lời nói. 2. Thực trạng sử dụng tiếng Việt ngày nay. tiếng Việt đang dần mất đi sự trong sáng do sử dụng các từ ngữ “tây- ta” lẫn lộn, bừa bãi; sử dụng từ ngữ sai mục đích khi giao tiếp; mắc nhiều lỗi về câu, ngữ pháp... 3. Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: sử dụng đúng quy tắc, chuẩn mực của tiếng Việt; không lạm dụng tiếng nước ngoài để làm vẩn đục tiếng Việt; tránh những lời nói thô tục thiếu văn hóa... Câu 2: Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc. 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn, tiêu biểu của nền thi ca Việt Nam với một phong cách thơ đậm đà tính dân tộc. - Việt Bắc được sáng tác vào tháng 10/1945 nhân sự kiện Trung ương Đảng, chính phủ, cán bộ cách mạng rời chiến khu Việt Bắc trở về miền xuôi. 0.5 2. Carm nhận đoạn thơ. a. Về nội dung: 2.5 - Nỗi nhớ về thiên nhiên: thiên nhiên thơ mộng hiền hòa được đặt trong một không gian trữ tình gợi thương, gợi nhớ. Thiên nhiên mang nét đặc trưng của núi rừng với những bản làng bồng bềnh trong sương khói. 1.0 - Nỗi nhớ về con người Việt Bắc giản dị mà giàu tình nghĩa: họ tần tảo, lam lũ, chịu thương chịu khó (người mẹ); họ chia ngọt sẻ bùi cùng người cách mạng bằng (chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng). 1.0 - Nghĩa tình cách mạng thủy chung gắn bó giữa cán bộ cách mạng với nhân dân Việt Bắc được thể hiện bằng những hình ảnh ấm áp tình người (người thương, mình đây ta đó đắng cay n