143. de thi thu thptqg nam 2017 mon hoa hoc so gddt ha nam file word co loi giai

WORD 11 0.224Mb

143. de thi thu thptqg nam 2017 mon hoa hoc so gddt ha nam file word co loi giai là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPTQG Môn Hóa_Sở GD&ĐT Hà Nam Câu 1: Hợp chất nào sau đây nguyên tố sắt vừa có tính oxi vừa có tính khử? A. FeO. B. Fe2(SO4)3 C. Fe2O3. D. Fe(OH)2. Câu 2: Để bảo quản kim loại kiềm Na, K trong phòng thí nghiệm người ta đã: A. ngâm chúng trong nước. B. ngâm chúng trong ancol C. ngâm chúng trong phenol. D. ngâm chúng trong dầu hỏa Câu 3: Hai chất đồng phân của nhau là: A. fructozơ và mantozơ. B. saccarozơ và glucozơ. C. fructozơ và glucozơ. D. glucozơ và mantozơ. Câu 4: Tên gọi của CH3COOCH3 là: A. etyl fomat. B. metyl fomat. C. metyl axetat. D. etyl axetat. Câu 5: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen-terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat); (7) tơ nitron, các polime là sản phẩm của phản ứng trùng hợp là: A. (1),(2),(6),(7). B. (1),(2),(3),(7). C. (1),(2),(4),(6). D. (2),(3),(6),(7). Câu 6: Trong công nghiệp điều chế NaOH dựa trên phản ứng hóa học nào dưới đây? A. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2. B. Na2SO4 + Ba(OH)2  BaSO4 + 2NaOH. C. Na2O + H2O  2NaOH. D. 2NaCl + 2H2O  2NaOH + Cl2 + H2. Câu 7: Trong các chất sau chất nào là amin bậc 2: A. C6H5NH2 B. CH3-CH(CH3)-NH2. C. H2N-[CH2]6-NH2 D. CH3-NH-CH3 Câu 8: Cho các chất sau: metylamin, điphenylamin, đimetylamin, anilin, etylamin, glyxin. Số chất làm cho quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 9: Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Tính giá trị của m A. 12,20. B. 8,20. C. 8,56. D. 3,28. Câu 10: Các tính chất vật lí chung của kim loại là: A. tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim. B. tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi. C. tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim. D. tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng. Câu 11: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và: A. C2H5OH B. HCOOH C. CH3CHO D. CH3COOH. Câu 12: Nhận xét nào sau đây về NaHCO3 không đúng? A. không bị phân hủy nhiệt. B. pH của dung dịch lớn hơn 7. C. là hợp chất lưỡng tính. D. là muối axit. Câu 13: Dãy các kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối tương ứng là: A. Al, Fe, Cr. B. Mg, Zn, Cu. C. Fe, Cu, Ag. D. Na, Ag, Au. Câu 14: Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có: A. nhóm thuộc chức (=C=O). B. nhóm (-OH). C. nhóm (-COOH). D. nhóm chức (-CHO). Câu 15: Anilin có công thức là: A. C6H5NH2. B. CH3COOH. C. CH3OH. D. C6H5OH. Câu 16: Hợp chất thuộc loại đisaccarit là: A. xenlulozơ. B. saccarozơ. C. fructozơ. D. glucozơ. Câu 17: Cho một số đặc điểm và tính chất của saccarozơ: (1) là polisaccarit. (2) là chất kết tinh, không màu. (3) khi thủy phân tạo thành glucozơ. (4) tham gia phản ứng tráng bạc. (5) phản ứng được với Cu(OH)2. Số nhận định đúng là: A. (2), (4), (5). B. (1), (3), (5). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (5). Câu 18: Hòa tan một oxit kim loại vào dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dung dịch X và thấy có khí thoát ra. Oxit kim loại đã dùng là: A. Fe2O3. B. FeO. C. CuO. D. Al2O3. Câu 19: Trong các tên gọi dưới đây, tên phù hợp với chất CH3-CH(CH3)-NH2? A. Isopropylamin. B. Etylmetylamin. C. Isopropanamin. D. Metyletylamin. Câu 20: Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau là: A. đều có trong biệt dược "huyết thanh ngọt" B. đều được lấy từ củ cải đường. C. đều bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3 D. đều hòa tan được Cu(OH)2. Câu 21: Phản ứng nào chứng minh hợp chất Fe(II) có tính khử. A. FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl. B. Fe(OH)2 + 2HCl FeCl2 + 2H2O. C. 3FeO + 10HNO3  3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O. D. FeO + CO Fe + CO2 Câu 22: Tiến hành các thí nghiệm sau: - Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2. - Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch Al2(SO4)3. - Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch NaAlO2. - Cho dung dịch HCl (dư) vào dung dịch NaAlO2. - Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch Ca(HCO3)2. Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là: A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 23: Cho dãy kim loại: Al, Fe, Cu, Cr. Kim loại cứng nhất trong dãy là: A. Al. B. Cr. C. Cu. D. Fe. Câu 24: Chất không có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm là: A. amoniac. B. natri axetat. C. natri hiđroxit. D. anilin. Câu 25: Để loại bỏ lớp sắt mỏng trên bề mặt một vật bằng đồng, có thể ngâm vật đó trong lượng (dư) dung dịch A. FeCl2 B. FeCl3 C. HCl D. NaOH. Câu 26: Cho dung dịch A chứa AlCl3 và HCl. Chia dung dịch A thành 2 phần bằng nhau: - Thí nghiệm 1: Cho một phần tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 71,75 gam kết tủa. - Thí nghiệm 2: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào phần 2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Giá trị của x là: A. 0,62. B. 0,51. C. 0,33. D. 0,57. Câu 27: Cho 2,74 gam kim loại Ba vào nước (dư) thu được V (lit) khí H2 (ở đktc), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là: A. 2,240. B. 4,480. C. 0,448. D. 0,224. Câu 28: Phản ứng hóa học chứng minh hợp chất Fe(III) có tính oxi hóa là: A. FeCl3 + 3AgNO3  Fe(NO3)3 + 3AgCl. B. Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H