17. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Sinh Học THPT chuyên Bắc Ninh Bắc Ninh Lần 1 File word có lời giải chi tiết

WORD 167 0.107Mb

17. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Sinh Học THPT chuyên Bắc Ninh Bắc Ninh Lần 1 File word có lời giải chi tiết là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Câu 1. Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng? A. Cánh chim và cánh bướm. B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật. C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. D. Chân trước của mèo và cánh rơi. Giải thích: Cánh chim và cánh bướm có cũng chức năng bay nhưng có nguồn gốc cơ quan hoàn toàn khác nhau nên đây là bằng chứng về tiến hóa đồng qui Các ví dụ khác là các cơ quan tương đồng, cũng nguồn gốc nhưng hiện tại đảm nhận chức năng khác nhau Đáp án: A Câu 2. Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Loài cây nào sau đây phù hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó? l. Ngô 2. Đậu tương. 3. Củ cải đường. 4. Lúa đại mạch. 5. Dưa hấu. 6. Nho. A. 3, 4, 6 B. 2, 4, 6 C. 1, 3, 5 D. 3, 5, 6 Giải thích: Cây tam bội tạo quả không hạt, đối với các cây thu hoạch các bộ phận thân, rễ lá, cây tam bội cho năng suất cao hơn cây lưỡng bội. Các cây trồng phù hợp là củ cải đường, dưa hấu, nho Đáp án: D Câu 3. Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng lại không giao phối với nhau. Lí do nào sau đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li về sinh sản? 1. Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được 2. Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ 3. Chúng có mùa sinh sản khác nhau 4. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải 5. Chúng có tập tính giao phối khác nhau 6. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau Phương án đúng A. 1, 2, 5, 6 B. 1, 2, 3, 4, 5, 6 C. D. 1, 3, 5, 6 Giải thích: Đáp án: D Câu 4. Chuyển gen tổng hợp Insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được prôtêin Insulin là vì mã di truyền có A. tính phổ biến. B. tính đặc hiệu. C. tính thoái hóa D. bộ ba kết thúc Giải thích: Tính phổ biến có nghĩa là các sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền nên có thể chuyển gen từ tế bào của loài này sang tế bào của loài khác Đáp án: A Câu 5. Trong một quần thể của một loài ngẫu phối, tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 10%. Theo lí thuyết, tỉ lệ hợp tử mang gen đột biến là: A. 19% B. 10% C. 1% D. 5% Giải thích: qa = 0,1, pA = 0,9 Hợp tử mang gen đột biến q2 aa + 2pq Aa = 0,01 + 0,18 = 0,19 Đáp án: A Câu 6. Xét các trường hợp sau: (1) Những cá thể có sức sống kém sẽ bị đào thải, kết quả giảm mật độ cá thể của quần thể. (2) Các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn. (3) Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau. (4) Thực vật tự tỉa thưa làm giảm số lượng cá thể của quần thể. (5) Sự quần tụ giữa các cá thể cùng loài làm tăng khả năng thác nguồn sống của môi trường. Những trường hợp do cạnh tranh cùng loài gây ra là: A. (1), (2), (3), (4) B. (1), (2), (3), (5) C. (2), (3), (4), (5) D. (1), (3), (4), (5) Giải thích: 1 đúng 2 đúng 3 đúng 4 đúng khi thiếu ánh sáng, xảy ra hiện tượng cạnh tranh các cây phía dưới tán rừng sẽ bị chết 5 sai vì đây là hỗ trợ cùng loài Đáp án: A Câu 7. Có một trình tự ARN (5'-AUG GGG UGX XAU UUU-3') mã hóa cho một đoạn Polipepptit gồm 5 aa. Sự thay thế nu nào dẫn đến việc đoạn polipeptit này chỉ còn lại 2 aa A. thay thế X ở bộ ba nu thứ ba bằng A B. thay thế A ở bộ ba đầu tiên bằng X C. thay thế G ở bộ ba đầu tiên bằng A D. thay thế U ở bộ ba nu đầu tiên bằng A Giải thích: Đột biến ở bộ ba thứ 3 X → A làm xuất hiện bộ ba kết thúc → quá trình dịch mã dừng lại Chuỗi polipeptit chỉ có 2 axit amin Đáp án: A Câu 8. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau: Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây? A. Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. D. Đột biến gen và giao phối không ngẫu nhiên. Giải thích: F1 = F2 ⇒ đang ở trạng thái cân bằng. Đến F3: AA và Aa đột ngột giảm, aa đột ngột tăng ⇒ yếu tố ngẫu nhiên. Từ F3 đến F5: đồng hợp tăng, dị hợp giảm ⇒ giao phối không ngẫu nhiên. Đáp án: C Câu 9. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? (1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể. (2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. (3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. (4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể. A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Giải thích: 1 đúng 2 đúng 3 đúng 4 sai quan hệ cạnh tranh làm giảm số lượng cá thể và duy trì quần thể ở mức độ cân bằng Có 3 nhận định đúng Đáp án: C Câu 10. Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do một gen có 2 alen quy định (A quy định lông đen trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng), gen này nằm trên NST giới tính ở đoạn tương đồng. Cho con đực (XY) có lông đen giao phối với