23 Ôn tập Sóng cơ học Đề 1

WORD 27 0.169Mb

23 Ôn tập Sóng cơ học Đề 1 là tài liệu môn Vật Lý trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

23 - Ôn tập Sóng cơ học - Đề 1 Câu 1. Khi cường độ âm tăng gấp 10 lần thì mức cường độ âm tăng 10 dB; khi cường độ âm tăng 100 lần thì mức cường độ âm tăng: A. 20 dB. B. 50 dB. C. 100 dB. D. 1000 dB. Câu 2. Hai thanh nhỏ gắn trên cùng một nhánh âm thoa chạm vào mặt nước tại hai điểm A và B cách nhau l = 4 cm. Âm thoa rung với tần số f = 400 Hz, vận tốc truyền trên mặt nước v = 1,6 m/s.Giữa hai điểm A và B có bao nhiêu gợn sóng, trong đó có bao nhiêu điểm đứng yên? A. 10 gợn, 11 điểm đứng yên. B. 19 gợn, 20 điểm đứng yên. C. 29 gợn, 30 điểm đứng yên. D. 9 gợn, 10 điểm đứng yên. Câu 3. Cường độ âm là A. năng lượng âm truyền trong 1 đơn vị thời gian. B. năng lượng âm truyền qua 1 đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm. C. năng lượng âm truyền trong 1 đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm. D. độ to của âm. Câu 4. Sóng dừng xảy ra trên dây AB = 20 cm với đầu B cố định, bước sóng bằng 8 cm. Trên dây có: A. 5 bụng, 5 nút. B. 6 bụng, 5 nút. C. 6 bụng, 6 nút. D. 5 bụng, 6 nút. Câu 5. Sóng cơ là A. sự truyền chuyển động cơ trong không khí. B. những dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất. C. chuyển động tương đối của vật này so với vật khác. D. sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử môi trường. Câu 6. Một sợi dây đàn hồi có độ dài AB = 80 cm, đầu B giữ cố định, đầu A gắn cần rung dao động điều hoà với tần số 50Hz theo phương vuông góc với AB. Trên dây có một sóng dừng với 4 bụng sóng, coi A, B là hai nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là: A. 20 m/s B. 10 m/s C. 5 m/s D. 40 m/s Câu 7. Sóng ngang là sóng: A. Có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường, luôn hướng theo phương nằm ngang. B. Có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường trùng với phương truyền sóng. C. Có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường vuông góc với phương truyền sóng. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 8. Một sợi dây OM đàn hồi dài 90 cm có hai đầu cố định. Khi được kích thích trên dây hình thành sóng dừng 3 bụng sóng (với O và M là hai nút), biên độ tại bụng là 3 cm. Tại N gần O nhất có biên độ dao động là 1,5 cm. Khoảng cách ON nhận giá trị nào sau đây? A. 10 cm B. 7,5 cm C. 5 cm D. 5,2 cm Câu 9. Một dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động theo phương vuông góc với sợi dây. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s. Xét một điểm M trên dây và cách A một đoạn 40cm, người ta thấy M luôn luôn dao động lệch pha so với A một góc Δφ = (k + 0,5)π với k là số nguyên. Tính tần số, biết tần số f có giá trị trong khoảng từ 8 Hz đến 13 Hz. A. 8,5 Hz B. 10 Hz C. 12 Hz D. 12,5 Hz Câu 10. Nhận định nào sau đây về sóng dừng là sai? A. Các phần tử thuộc hai nút liên tiếp (một bó sóng) dao động cùng tần số cùng pha và cùng biên độ B. Được ứng dụng để đo tần số và vận tốc truyền sóng C. Khoảng cách giữa hai bụng liên tiếp là một nửa bước sóng D. Là hiện tượng giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ cùng phương Câu 11. Trên một sợi dây có sóng dừng , quan sát trên dây ta thấy khoảng cách giữa điểm dao động mạnh nhất và điểm không dao động liên tiếp nhau là 10 cm . Khoảng thời gian giữa hai thời điểm gần nhất mà dây duỗi thẳng là 0,1 s .Vận tốc truyền sóng trên dây: A. 4 m/s B. 2 m/s C. 20 m/s D. 40 m/s Câu 12. Hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 10 cm, có chu kì sóng là 0,2s. Vận tốc truyền sóng trong môi trường là 25 cm/s. Số cực đại giao thoa trong khoảng giua S1S2 là: A. 4 B. 3 C. 5 D. 7 Câu 13. Âm thoa điện gồm hai nhánh dao động với tần số 100 Hz, chạm vào mặt nước tại hai điểm S1, S2. Khoảng cách S1S2 =  9,6 cm. Vận tốc truyền sóng nước là 1,2 m/s. Có bao nhiêu gợn sóng trong khoảng giữa S1 và S2? A. 8 gợn sóng B. 14 gợn sóng C. 15 gợn sóng D. 17 gợn sóng Câu 14. Đầu O của một sợi dây đàn hồi nằm ngang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 3 cm với tần số 2 Hz. Sau 2 s sóng truyền được 2 m. Chọn gốc thời gian là lúc điểm O đi qua VTCB theo chiều dương. Li độ của điểm M cách O một khoảng 2 m tại thời điểm 2 s là: A. xM = 0 cm B. xM = 3 cm C. xM = -3 cm D. xM = 1,5 cm Câu 15. Một người đứng gần chân núi hét một tiếng lớn thì sau 7 giây nghe thấy tiếng vang từ núi vọng lại. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s. Khoảng cách từ người đó đến chân núi là: A. 1155 m B. 2310 m C. 549 m D. 1764 m Câu 16. Chọn câu sai: A. Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng và trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí B. Những vật liệu như bông, nhung, xốp có tính đàn hồi tốt nên truyền âm tốt C. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi và mật độ của môi trường D. Vận tốc truyền âm thay đổi theo nhiệt độ của môi trường Câu 17. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số f = 14 Hz. Tại điểm M cách nguồn A, B những khoảng d1 = 19 cm, d2 = 21 cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB không có cực đại nào khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước có thể nhận giá trị nào nêu dưới đây ? A. v = 26 m