35. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Hóa Học Đề KSCL THPT Chuyên Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc Lần 2 File word có lời giải chi tiết

WORD 10 0.244Mb

35. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Hóa Học Đề KSCL THPT Chuyên Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc Lần 2 File word có lời giải chi tiết là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề KSCL THPT Chuyên Vĩnh Phúc - Vĩnh Phúc - Lần 2 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất? A. C2H5OH. B. CH3CHO. C. CH3OCH3. D. CH3OH. Câu 2. Hỗn hợp nào sau đây tan hết trong nước dư ở điều kiện thường? A. Ca và Mg. B. Be và Mg. C. Ba và Na. D. Be và Na. Câu 3. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu hơn Mg? A. Na. B. Ca. C. K. D. Fe. Câu 4. Tên gọi của CH3COOCH3 là: A. propyl fomat. B. metyl propionat. C. etyl axetat. D. metyl axetat. Câu 5. Oxit nào dưới đây thuộc loại oxit axit? A. CaO. B. Na2O. C. CrO3. D. K2O. Câu 6. Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit? A. H2NCH2COOH. B. C2H5NH2. C. HCOONH4. D. CH3COOC2H5. Câu 7. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Al. B.Mg. C. K. D. Ca. Câu 8. Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. NaCl. B.AgCl. C. HI. D. HF Câu 9. Đun nóng este CH3COOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là: A. HCOONa và CH3OH. B. HCOONa và C2H5OH. C. CH3COONa và CH3OH. D. CH3COONa và C2H5OH. Câu 10. Để điều chế kim loại X, người ta tiến hành khử oxit X bằng khí CO (dư) theo mô hình thí nghiệm dưới đây Oxit X là chất nào trong các chất sau? A. CaO. B. FeO. C. Al2O3. D. K2O. II. Thông hiểu Câu 11. Điện phân nóng chảy chất nào sau đây để điều chế kim loại canxi? A. CaCO3. B. Ca(NO3)2. C. CaCl2. D. CaSO4. Câu 12. Phản ứng hóa học nào sau đây sai? A. 2NH4NO3 2NH4NO2 + O2 B. 2NaNO3 NaNO2 + O2 C. 2NaHNO3 Na2CO3 + CO2 + H2O D. 2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2 Câu 13. Khi đốt cháy metan trong khí clo sinh ra muội đen và khí làm đỏ giấy quỳ tím ẩm. Sản phẩm phản ứng là: A. C và HCl B. CH2Cl2 và HCl. C. CCl4 và HCl. D. CH3Cl và HCl. Câu 14. Cho 0,21 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư), thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là: A. K. B. Li. C.Rb. D. Na. Câu 15. Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là: A. 0,20M. B. 0,01M C. 0,02M. D. 0,10M. Câu 16. Dung dịch nào sau đây không tồn tại? A. B. C. D. Câu 17. Để khử hoàn toàn 35,2 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 7,28 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là: A. 31 gam. B. 34 gam. C. 32 gam. D. 30 gam. Câu 18. Cho 2,5 gam hỗn hợp X gồm anilin, metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M, thu được m gam muối. Giá trị của m là: A. 2,550. B. 3,475. C. 4,725. D. 4,325. Câu 19. Điện phân 250 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuSO4 aM và NaCl 1,5M với điện cực trơ, cường độ dòng điện 5A. Sau thời gian điện phân 96,5 phút, khối lượng dung dịch giảm 17,15 gam. Giá trị của a là: A. 0,4. B. 0,5. C. 0,1. D. 0,2. Câu 20. Cho các chất sau: CH3COONH4, CH3COOH3NCH3, C2H5NH2, H2NCH2COOC2H5. Số chất trong dãy vừa tác dụng được với NaOH và vừa tác dụng được với HCl trong dung dịch là: A. 2. B. 3. C. 1. D 4 Câu 21. Thủy phân 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 10,40. B. 8,56. C. 3,28. D. 8,20. Câu 22. CX có công thức phân tử C2H7O2N. Cho 7,7 gam A tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X và khí Y, tỉ khối của Y so với H2 nhỏ hơn 10. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 16,20. B. 12,20. C. 10,70. D. 14,60. Câu 23. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HC1 và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Tỉ lệ a : b là A. 2:1. B. 4 : 3. C. 2:3. D. 1 : 1. III. Vận dụng Câu 24. Nước thải công nghiệp chế biến cafe, chế biến giấy, chứa hàm lượng chất hữu cơ cao ở dạng hạt lơ lửng. Trong quá trình xử lý loại nước thải này, để làm cho các hạt lơ lửng này keo tụ lại thành khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) người ta thêm vào nước thải một lượng A. giấm ăn. B. phèn chua. C. muối ăn. D. amoniac. Câu 25. Cho các phản ứng sau: (a) Cl2 + NaOH → (b) Fe3O4 + HCl → (c) KMnO4 + HCl → (d) FeO + HCl → (e) CuO + HNO3 → (f) KHS + NaOH → Số phản ứng tạo ra hai muối là A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 26. Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được một công thức cấu tạo duy nhất. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chất Y có công thức phân tử C4H2O4Na2. B. Chất T không có đồng phân hình học. C. Chất Z làm mất màu nước brom. D. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t°) theo tỉ lệ mol 1:3. Câu 27. Có bao nhiêu công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử C6H10 phản ứng với Ag2O/NH3 cho kết tủa? A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 28. Cho hỗn hợp khí X gồm 3 hiđrocacbon và hỗn họp khí Y gồm O2, O3 (tỉ khối đối với hiđro bằng 19). Trộn X với Y theo tỉ lệ thể tích VX : VY = 1 : 4, rồi đốt cháy hỗn hợp thu được sau phản ứng chỉ có CO2 và hơi nước với tỉ lệ thể tích tương ứng là 6 : 7. Tỉ khối của hỗn hợp X so với H2 là A. 10,75. B.