39. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Hóa Học THPT Chuyên Lam Sơn Thanh Hóa Lần 1 File word có lời giải chi tiết

WORD 9 0.230Mb

39. Đề thi thử THPTQG năm 2018 Môn Hóa Học THPT Chuyên Lam Sơn Thanh Hóa Lần 1 File word có lời giải chi tiết là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa - Lần 1 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Phân tử polime nào sau đây chỉ chứa 3 nguyên tố C, H, N trong phân tử? A. Polietilen. B. Poli(vinyl axetat). C. Poli(ure - fomandehit). D. Poliacrilonitrin. Câu 2. Trong hóa học vô cơ, phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử? A. NaOH + HCl → NaCl + H2O B. 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 C. N2O5 + Na2O → 2NaNO3 D. CaCO3 CaO + CO2 Câu 3. Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo A. (CH3COO)3C3H5. B. (C17H35COO)2C2H4. C. (C17H33COO)3C3H5. D. (C2H3COO)3C3H5. Câu 4. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Poli (etilen terephtalat). B. Polipropilen. C. Polibutađien. D. Poli metyl metacrylat. Câu 5. Để tác dụng hết a mol triolein cần dùng tối đa 0,6 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a bằng. A. 0,20. B. 0,30. C. 0,15. D. 0,25. Câu 6. Dần V lít khí CO (đktc) qua ống sứ đựng lượng dư CuO nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 4,0 gam so với ban đầu. Giá trị của V là A. 2,24. B. 3,36. C. 5,60. D. 4,48. Câu 7. Dung dịch HNO3 0,1M có pH bằng A. 3,00. B. 2,00. C. 4,00. D. 1,00. Câu 8. Hòa tan hết m gam chất rắn X gồm CaCO3 và KHCO3 vào dung dịch HC1 dư thu được 4,48 lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của m bằng A. 15,00. B. 20,00. C. 25,00. D. 10,00. Câu 9. Đốt cháy hết 4,5 gam đimetylamin thu được sản phẩm gồm N2, H2O và a mol khí CO2. Giá trị của a bằng: A. 0,20. B. 0,30. C. 0,10. D. 0,15. Câu 10. Trong phân tử Gly-Ala-Val-Phe, amino axit đầu N là A. Phe. B. Ala. C. Val. D. Gly. Câu 11. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là: A. KOH. B. NaCl. C. AgNO3. D. CH3OH. Câu 12. Thực hiện phản ứng để hiđrat hóa ancol etylic thu được anken X. Tên gọi của X là: A. propilen. B. axetilen. C. isobutilen. D. Câu 13. Fomalin (còn gọi là fomon) được dùng đẻ ngâm xác động, thực vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng... Fomalin là dung dịch của chất hữu cơ nào sau đây? A. HCHO. B. HCOOH. C. CH3CHO. D. C2H5OH. II. Thông hiểu Câu 14. Số đồng phân cấu tạo của anken C4H8 là: A. 2. B. 4. C. 3. D. 1 Câu 15. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Fructozo có nhiều trong mật ong. B. Đường saccarozo còn gọi là đường nho. C. Có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 phân biệt saccarozơ và glucozơ. D. Glucozo bị oxi hóa bởi duns dịch Br2 thu được axit gluconic. Câu 16. Hấp thụ hết 5,6 lít khí CO2 ở đktc vào dung dịch gồm 0,15 mol BaCl2; 0,08 mol Ba(OH)2 và 0,29 mol KOH sau phản ứng hoàn toàn thu đuợc dung dịch A và m gam kết tủa. Giá trị của m bằng A. 45,31. B. 49,25. C. 39,40. D. 47,28. Câu 17. Phân kali clorua đuợc sản xuất từ quặng sinvinit có chứa 47% K2O về khối lượng. Phần trăm khối lượng KCl có trong phân bón đó bằng A. 75,0%. B. 74,5%. C. 67,8%. D. 91,2%. Câu 18. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Xenlulozo thuộc loại đisaccarit. B. Trùng ngưng vinyl doma thu được poli(vinyl clorua) C. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ đa chức D. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol. Câu 19. Thủy phân este X (C4H6O2) mạch hở trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ Y và Z. Tỉ khối của Z so với khí H2 là 16. Phát biểu đúng là A. Công thức hóa học của X là CH3COOCH=CH2. B. Chất Z có khả năng tham gia phản ứng tách nước tạo anken C. Chất Y có khả năng làm mất màu dung dịch Br2. D. Các chất Y, Z không cùng số nguyên tử H trong phân tử. Câu 20. Cho 30,45 gam tripeptit mạch hở Gly-Ala-Gly vào dung dịch NaOH dư sau phản ứng hoàn toàn thấy có m gam NaOH. Giá trị của m là A. 24,00. B. 18,00. C. 20,00. D. 22,00. Câu 21. Hòa tan hỗn hợp gồm K2O, BaO, AI2O3 và MgO vào nước dư sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch X sau phản ứng thu được kết tủa là: A. BaCO3. B. Al(OH)3. C. MgCO3. D. Mg(OH)2. Câu 22. Cho sơ đồ sau: Vậy MCO3 là: A. FeCO3. B. MgCO3. C. CaCO3. D. BaCO3. Câu 23. Cho dãy gồm các chất: CH3COOH; C2H5OH; H2NCH2COOH và CH3NH3Cl. số chất trong dãy có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH là A. 1. B. 2 C. 4 D. 3. Câu 24. Có các chất sau: protein; sợi bông; amoni axetat; nhựa novolac; keo dán ure- fomanđehit;tơ capron; tơ lapsan; tơ nilon-6,6. Trong các chất trên có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm -NH-CO-? A. 4 B. 3. C. 6 D. 5 Câu 25. X là một hợp chất hữu cơ có dạng: (H2N)xCnHm(COOH)y. Biết rằng 0,2 mol hỗn hợp X tác dụng tối đa với 400 ml dung dịch HCl 1M thu được 38,2 gam muối, số đồng phân cấu tạo của X là A. 6. B. 9. C. 7. D. 8. III. Vận dụng Câu 26. Hòa tan hết m gam P2O5 vào 400 gam dung dịch KOH 10% dư sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 3,5m gam chất rắn. Giá trị nào sau đây gần nhất với giá trị m ? A. 14,00. B. 16,00. C. 13,00. D. 15,00. Câu 27. Cho 36,1 gam hợp chất hữu cơ X (có công thức hóa học C6H9O4Cl) tác dụng với dung dịch NaOH dư khi đun nóng nhẹ sau phản ứng hoàn toàn thu được các sản phẩm gồm: 0,4 mol muối Y; 0,2 mol C2H5OH và x mol NaCl. số nhóm -CH2- trong một phân tử X bằng A. 2 B. 3. C. 4. D. 5 Câu 28. Hợp chất