78. Đề thi thử THPTQG Năm 2018 Môn Hóa Học Đề thi thử THPT Hậu Lộc 4 Thanh Hóa File word có lời giải chi tiết.doc

WORD 13 0.236Mb

78. Đề thi thử THPTQG Năm 2018 Môn Hóa Học Đề thi thử THPT Hậu Lộc 4 Thanh Hóa File word có lời giải chi tiết.doc là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPT Hậu Lộc 4 - Thanh Hóa I. Nhận biết Câu 1: Trong số các chất dưới đây, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là A. CH3CHO. B. C2H5OH. C. HCOOCH3. D. CH3COOH. Câu 2: Cho các hợp kim sau: Al - Zn (1); Fe - Zn (2); Zn - Cu (3); Mg - Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là A. (2) và (3). B. (2), (3) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (3) và (4). Câu 3: Chất X vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ. Chất X là A. H2NCH2COOH. B. CH3COOH. C. CH3CHO. D. CH3NH2. Câu 4: Phản ứng: Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2 chứng tỏ A. ion Fe3+ có tính khử mạnh hơn ion Fe2+. B. ion Fe2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe3+ C. ion Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+ . D. ion Fe3+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Cu2+ . Câu 5: Khi thủy phân este vinyl axetat bằng dung dịch NaOH, đun nóng thu được: A. CH3COONa và CH3CHO. B. CH3COONa và C2H5OH. C. CH3COONa và CH3OH. D. CH3COONa và CH2=CHOH. Câu 6: Trong các kim loại vàng, bạc, đồng nhôm. Kim loại nào dẫn điện tốt nhất? A. Đồng. B. vàng. C. Nhôm. D. Bạc. Câu 7: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là A. mantozơ. B. fructozơ. C. saccarozơ. D. glucozơ. Câu 8: Khi thay nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon, thu được ? A. Amin. B. Lipt. C. Este. D. Amino axit. Câu 9: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna? A. Buta-1,3-đien. B. Penta-1,3-đien C. But-2-en. D. 2-metylbuta-1,3-đien. Câu 10: Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí CO (dư) theo sơ đồ hình vẽ: Oxit X là: A. MgO. B. CuO. C. K2O. D. Al2O3. Câu 11: Kim loại Al không phản ứng với: A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch HCl. C. H2SO4 đặc, nguội. D. Dung dịch Cu(NO3)2 Câu 12: Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp A. CH3COOCH=CH2. B. CH2=C(CH3)COOCH3 C. CH2 =CHCOOCH3. D. C6H5CH=CH2. Câu 13: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư) , kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Fe trong 2m gam X là A. 1,12 gam. B. 16,8 gam. C. 11,2 gam. D. 4,48 gam. Câu 14: Dãy gồm các kim loại sắp xếp theo chiều tính khử tăng dần là A. Zn, Mg, Cu. B. Mg, Cu, Zn. C. Cu, Zn, Mg. D. Cu, Mg, Zn. Câu 15: Cấu tạo của X : C2H5COOCH3 có tên gọi là A. Etyl axetat. B. Propyl axetat. C. Metyl propionat. D. Metyl axetat. II. Thông hiểu Câu 16: Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ, anđehit axetic. Số chất hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 17:  Số đồng phân amin bậc I ứng với công thức phân tử C4H11N là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18: Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối sắt (III) ? A. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư. B. Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4. C. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl. D. Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. Câu 19: Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl a(M). Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch (X) có chứa 22,2 gam chất tan. Giá trị của a là A. 1,36M. B. 1,5M. C. 1,25M. D. 1,3M. Câu 20: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O ở điều kiện thường tạo dung dịch bazơ là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 21: Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C6H5NH2, C2H5NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH trong dung dịch là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 22: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt NaCl, NaHSO4, HCl là A. BaCl2. B. BaCO3. C. NH4Cl. D. (NH4)2CO3. Câu 23: Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là A. FeCl3. B. CuCl2, FeCl2. C. FeCl2, FeCl3. D. FeCl2. Câu 24: Thủy phân 4,4 gam este X có công thức phân tử là C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2,3 gam ancol Y. Tên gọi của X là A. etyl axetat. B. isopropyl fomat. C. propyl fomat. D. metyl propionat. Câu 25: Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo dung dịch màu xanh lam là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 26: Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là A. Al và AgCl. B. Fe và AgF. C. Cu và AgBr. D. Fe và AgCl. Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 14,58 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, đun nóng thì có 2,0 mol HNO3 đã phản ứng, đồng thời có V lít khí N2 thoát ra (đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 1,12. C. 1,68. D. 2,80. III. Vận dụng Câu 28: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. anilin, etyl amin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột. B. hồ tinh bột, etyl amin, lòng trắng trứng, anilin. C. etylamin, lòng trắng t