8. thpt ngoi sao tp ho chi minh nam 2017 co loi giai chi tiet

WORD 17 0.098Mb

8. thpt ngoi sao tp ho chi minh nam 2017 co loi giai chi tiet là tài liệu môn Văn Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPT QG môn Ngữ Văn Trường THPT Ngôi Sao - TP Hồ Chí Minh - năm 2017 (có lời giải chi tiết) TRƯỜNG THCS–THPT NGÔI SAO ĐỀ THI THỬ KỲ THI QUỐC GIA 2016 - 2017 Môn: Ngữ Văn lần 1 (09/11/2016) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 "...Ông Lê Đại, Gia Lộc, Hải Dương đưa nhận xét thú vị, khi đến thăm VN, từ các chính khách đến người bình dân đều học một vài từ tiếng Việt, ví dụ: xin chào, cảm ơn... Ông viết: "Đặc biệt, một số chính khách nước ngoài khi đến VN đã dùng thơ (mà đặc biệt là Truyện Kiều của Nguyễn Du) để thể hiện tình cảm của họ với VN. Ông Bill Clinton khi đến thăm đã dùng câu "Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân ". Hay mới đây Tổng thống Mỹ Barack Obama sang thăm cũng đã dùng câu: "Rằng trăm năm cũng từ đây/Của tin gọi một chút này làm ghi". Thật tự hào biết bao khi tiếng Việt được các chính khách dùng tinh tế, ý nghĩa đến vậy. Vì thế, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một việc cần phải làm từ hôm qua, hôm nay và mãi mai sau nhằm góp phần làm cho đất nước giàu đẹp, văn minh và ngang tầm với các cường quốc trên thế giới."(...) (Trích Tiếng Việt cần có luật - Báo Thanh Niên, ngày 06/11/2016) Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2. (0.5 điểm) Hãy đặt cho văn bản trên một nhan đề khác? Câu 3. (0.5 điểm) Trong đoạn văn trên, theo anh/chị, có vài chỗ còn chưa đúng chuẩn tiếng Việt, hãy chỉ ra? Câu 4. (1.5 điểm) Viết 5 - 7 dòng giải thích ý nghĩa câu văn cuối đoạn trích. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn 200 từ nêu suy nghĩ về câu văn cuối của văn bản trên: "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một việc cần phải làm từ hôm qua, hôm nay và mãi mai sau nhằm góp phần làm cho đất nước giàu đẹp, văn minh và ngang tầm với các cường quốc trên thế giới” Cấu 2 (5,0 điểm): Dựa vào đoạn trích bài kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường (SGK Ngữ Văn 12 tập I), hãy thể hiện sự cảm nhận của anh (chị) về sông Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Thực hiện: Ban chuyên môn Tuyensinh247.com I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Câu l (0.5đ) Phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận. Phong cách ngôn ngữ: Báo chí. Câu 2.(0.5đ) Nhan đề ngắn gọn, nêu được nội dung văn bản: thể hiện niềm tự hào về tiếng Việt, sự tinh tế trong giá trị biểu hiện ý nghĩa và cảm xúc của nó; sự cần thiết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Câu 3.(0.5đ) Có 3 chỗ viết tắt từ VN (Việt Nam) Câu 4. (1.5đ) Yêu cầu về viết đoạn văn 5-7 dòng giải thích vấn đề: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt cũng là góp phần làm cho đất nước giàu đẹp, văn minh. • Cần nắm vững và thực hiện đúng các chuẩn mực của tiếng Việt, yêu tiếng mẹ đẻ, hiểu được trách nhiệm của bản thân. • Giữ gìn tiếng Việt là góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc, trau dồi lòng yêu nước, xây dựng nếp sống văn minh, phát triển mọi mặt của đất nước ta. II. PHẦN VIẾT (7,0 điểm) Câu 1: Viết đoạn văn nghị luận. Yêu cầu về hình thức. Đoạn văn đảm bảo kết cấu của một đoạn văn thông thường. Có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Viết trong khoảng 1/2 đến 2/3 trang giấy thi. Yêu cầu về nội dung: - Nêu khái quát được hiện trạng và yêu cầu của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đó không phải là việc làm trong một thời gian ngắn mà là cả một quá trình, đòi hỏi sự cố gắng, kiên trì, bền bỉ. - Trình bày được tầm quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. - Đề xuất được một số giải pháp thiết thực để thực hiện yêu cầu này Lưu ý. Trên đây chỉ là gợi ý, học sinh có thể tự do viết theo suy nghĩ cá nhân, miễn sao bài viết thuyết phục thì vẫn được điểm. Giáo viên trong khi chấm bài cũng cần linh hoạt để ghi nhận và cho điểm những sáng tạo của học sinh. Câu 2: * Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Đề bài chỉ yêu cầu cảm nhận về sông Hương trong mối liên hệ với kinh thành Huế, do đó, học sinh chú trọng vào phần này, tránh hiện tượng lan man. * Yêu cầu cụ thể: • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và mối quan hệ của sông Hương với Huế. (0.5đ) * Bắt đầu đi vào thành phố- Sông Hương được so sánh với người tình vui tươi và duyên dáng: • Tâm trạng vui tươi của dòng sông từ khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ đến đây càng rõ hơn khi đã nhận ra những dấu hiệu của thành phố. • Người gái đẹp sông Hương làm dáng lần cuối cùng trước khi chảy vào giữa lòng thành phố thân yêu, trước khi đến với người tình nhân đích thực: uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến, khiến dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu. * Trong lòng thành phố- Sông Hương được so sánh với diệu slow tình cảm dành riêng cho Huế: • Nhà văn đã rất tinh tế khi nhận ra đặc