82. Đề thi thử THPTQG Năm 2018 Môn Hóa Học Đề KSCL Sở GD ĐT Vĩnh Phúc File word có lời giải chi tiết.doc

WORD 10 0.171Mb

82. Đề thi thử THPTQG Năm 2018 Môn Hóa Học Đề KSCL Sở GD ĐT Vĩnh Phúc File word có lời giải chi tiết.doc là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề KSCL Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc I. Nhận biết Câu 1: Poli(vinyl axetat) được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp chất nào sau đây? A. CH3-COO-C(CH3)=CH2. B. CH2=CH-COO-CH3. C. CH3-COO-CH=CH2. D. CH2=C(CH3)-COO-CH3. Câu 2: Đun nóng hỗn hợp gồm glyxin và alanin. Số đipeptit mạch hở thu được tối đa là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 3: Cho các chất: FeO, FeCO3, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3. Số chất bị dung dịch HNO3 loãng oxi hóa là A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 4: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp X (đốt nóng) gồm Fe2O3, Al2O3, ZnO, CuO đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn Y. Chất rắn Y gồm A. Al2O3, Fe, Zn, Cu. B. Al, Fe, Zn, Cu. C. Fe, Al2O3, ZnO, Cu. D. Fe2O3, Al2O3, ZnO, Cu. Câu 5: Thuốc thử được dùng để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch saccarozơ là A. dung dịch HCl. B. quỳ tím. C. dung dịch brom. D. dung dịch NaOH. Câu 6: Tiến hành trùng hợp 1,0 tấn etilen với hiệu suất phản ứng trùng hợp là 70%. Khối lượng polietilen thu được là A. 2,8 tấn. B. 1,0 tấn. C. 0,5 tấn. D. 0,7 tấn. Câu 7: Cacbon không phản ứng được (khi đun nóng) với chất nào sau đây? A. Fe2O3. B. Al2O3. C. CO2. D. H2. Câu 8: Polime nào sau đây được dùng làm chất dẻo? A. Poli(hexametylen ađipamit). B. Poliisopren. C. Polibutađien. D. Polietilen. Câu 9: Chất nào dưới đây là chất điện li mạnh? A. C2H5OH. B. Na2CO3. C. Fe(OH)3. D. CH3COOH. Câu 10: Phân lân có chứa nguyên tố dinh dưỡng là A. nitơ. B. kali. C. photpho. D. canxi. Câu 11: Chất nào dưới đây có nhiệt độ sôi cao nhất? A. (C2H5)2O. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. C2H5OH. Câu 12: Công thức phân tử của etilen là A. C3H4. B. C2H4. C. CH4. D. C4H4. Câu 13: Chất nào sau đây là đipeptit? A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH. C. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Câu 14: Đun nóng etyl axetat trong dung dịch NaOH, thu được muối là A. C2H5COONa. B. C2H5ONa. C. CH3COONa. D. HCOONa. Câu 15: Cho phản ứng: Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O. Phương trình ion thu gọn của phản ứng trên là A. HCl + OH – → H2O + Cl –. B. 2H+ + Mg(OH)2 → Mg2+ + 2H2O. C. H+ + OH – → H2O. D. 2HCl + Mg(OH)2 → Mg2+ + 2Cl – + 2H2O. Câu 16: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột. II. Thông hiểu Câu 17: Hòa tan m gam Al vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,792 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của m là A. 2,16. B. 0,72. C. 3,24. D. 1,08. Câu 18: Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)3? A. Fe(NO3)3 + KOH. B. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4. C. Fe(NO3)3 + Fe. D. Fe2(SO4)3 + KI. Câu 19: Dung dịch chất nào sau đây làm hồng quỳ tím? A. Lysin. B. Glyxin. C. Axit glutamic. D. Alanin. Câu 20: Đun nóng 7,20 gam metyl fomat trong 150 ml dung dịch NaOH 1,0M đến phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 10,20 gam. B. 8,16 gam. C. 13,20 gam. D. 9,36 gam. Câu 21: Khi tiến hành phân tích định lượng vitamin C, người ta xác định được hàm lượng phần trăm (về khối lượng) các nguyên tố như sau: %C = 40,91% ; %H = 4,545% ; %O = 54,545%. Biết khối lượng phân tử của vitamin C bằng 176u. Công thức phân tử của vitamin C là A. C20H30O. B. C6H8O6. C. C8H16O4. D. C10H20O. Câu 22: Có các mệnh đề sau: (1) Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m. (2) Cacbohiđrat là hiđrat của cacbon. (3) Đisaccarit là những cacbohiđrat mà khi thủy phân sinh ra 2 loại monosaccarit. (4) Polisaccarit là những cacbohiđrat mà khi thủy phân sinh ra nhiều loại monosaccarit. (5) Monosaccarit là những cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân. Số mệnh đề đúng là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 23: Hợp chất X có công thức phân tử là C2H7O3N. X tác dụng với dung dịch NaOH và HCl đều giải phóng khí. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư rồi hấp thụ hoàn toàn khí thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 10,0 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 9,5. B. 9,4. C. 9,1. D. 9,3. Câu 24: Có hai hợp chất hữu cơ X, Y chứa các nguyên tố C, H, O; khối lượng phân tử đều bằng 74u. Biết chỉ X tác dụng được với Na; cả X, Y đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch AgNO3/NH3. X, Y lần lượt là A. C2H5-COOH và HCOO-C2H5. B. CH3-COO-CH3 và HO-C2H4-CHO. C. OHC-COOH và C2H5-COOH. D. OHC-COOH và HCOO-C2H5. Câu 25: Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M (dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 3m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 6,886. B. 7,81. C. 8,52. D. 12,78. Câu 26: Hỗn hợp X gồm hai anken là chất khí ở điều kiện thường. Hiđrat hóa X thu được hỗn hợp Y gồm bốn ancol (không có ancol bậc III). Anken trong X là A. etilen và propilen. B. propilen và but-1-en. C. propilen và but-2-en. D. propilen và isobutilen. Câu 27: Cho các cặp chất sau đây: C và CO (1); CO2 và Ca(OH)2 (2); K2CO3 và HCl (3); CO và MgO (4); SiO2 và HCl (5). Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học (điều kiện cần thiết có đủ) là A. 2. B. 5. C