9. thpt pham cong binh vinh phuc nam 2017

WORD 10 0.122Mb

9. thpt pham cong binh vinh phuc nam 2017 là tài liệu môn Văn Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn trường THPT Phạm Công Bình - Vĩnh Phúc - năm 2017 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚCTRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: NGỮ VĂN. LỚP 12 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I: Đọc - hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. (...) Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình... ”. (Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Nguyễn An Ninh, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2012, tr.90) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0,25 điểm) Câu 2. Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của dân tộc? (0,5 điểm) Câu 3. Vì sao tác giả khẳng định: “đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình”? (1,0 điểm) Câu 4. Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì câu nói sau đây của tác giả có hoàn toàn đúng không: “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian.”? (1,25 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trong đoạn trích trên, Nguyễn An Ninh khẳng định: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”. Từ ý kiến trên, anh (chị) hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò, ý nghĩa và sức mạnh của tiếng mẹ đẻ trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Anh (chị) hãy phân tích phần tuyên ngôn trong “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh (“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị...tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” - Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.40-41) để làm nổi bật ý nghĩa sâu sắc, lập luận chặt chẽ, giọng điệu hùng biện đầy sức thuyết phục của đoạn văn. --------- Hết --------- Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh: ; Số báo danh: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM PHÂN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I PHẦN ĐỌC - HIỂU 3,0 1 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,25 2 - Theo Nguyễn An Ninh, tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lâp của dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. 0,5 3 - Tác giả khẳng định: “đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình” vì:+ Tiếng mẹ đẻ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn vong của một dân tộc.+ Gìn giữ tiếng mẹ đẻ là một biểu hiện của lòng thủy chung với văn hóa cha ông, yêu quý tiếng nói dân tộc là tha thiết với giống nòi. Vì thế, vứt bỏ tiếng nói dân tộc cũng có nghĩa là khước từ sự tự do của mình. 0,50,5 4 - Nhận định của Nguyễn An Ninh đúng một phần, vì:+ Một dân tộc tự do không chỉ tự do về mặt chủ quyền, địa lí, về quyền sống mà còn phải có nền văn minh riêng với bản sắc văn hóa riêng của mình. Bởi nô dịch về văn hóa (trong đó có ngôn ngữ) sẽ dẫn đến nô dịch trên mọi phương diện.+ Bởi thế, nếu chúng ta hãnh diện và làm giàu vốn văn hóa, làm cho văn hóa phát triển vững mạnh thì việc độc lâp chỉ còn là vấn đề thời gian.- Bên cạnh đó, để lật đổ chính quyền thực dân phong kiến cai trị cần cả đấu tranh vũ trang. Trong cuộc cách mạng của dân tộc, bảo vệ tiếng nói là một nhiệm vụ quan trọng. 0,5 0,5 0,25 II PHẦN LÀM VĂN 7,0 1 Trong đoạn trích trên, Nguyễn An Ninh khẳng định: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”. Từ ý kiến trên, anh (chị) hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò, ý nghĩa và sức mạnh của tiếng mẹ đẻ trong cuộc sống. 2,0 * Yêu cầu kĩ năng: Thí sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn. 0,25 * Yêu cầu kiến thức: Thí sinh có thể trình bày quan điểm của mình theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: 1. Giải thích 0,25 - Câu nói khẳng định tiếng dân tộc có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh, bảo vệ, giữ gìn đất nước. - Qua câu nói có thể hiểu tình yêu tiếng nói dân tộc là thước đo tâm hồn, tình cảm và ý thức của con người trước vận mệnh đất nước. Yêu tiếng mẹ đẻ là một biểu hiện cụ thể, sâu sắc