Bài tập Sinh Học theo chuyên đề Di truyên liên kết giới tính

PDF 69 0.947Mb

Bài tập Sinh Học theo chuyên đề Di truyên liên kết giới tính là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Ôn Thi THPTQG được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt nhất! 1 LÍ THUYẾT DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH Câu 1: (Đề thi thử trường THPT Ngô Sỹ Liên năm 2016) Điều nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của tính trạng lặn do gen nằm trên NST giới tính X quy định: A. Tính trạng có xu hướng dễ bểu hiện chủ yếu ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY. B. Có hiện tượng di truyền chéo từ mẹ sang con trai và từ bố sang con gái. C. Trong cùng một phép lai, tỉ lệ kiểu hình ở giới đực thường khác với ở giới cái. D.Tỉ lệ kiểu hình ở phép lai thuận giống tỉ lệ kiểu hình ở phép lai nghịch. Câu 2 (Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016) Khi lai gà lông trơn thuần chủng với gà lông vằn cùng loài được F1 toàn gà lông trơn, cho con cái F1 lai phân tích được Fa có tỉ lệ 3 lông vằn : 1 lông trơn (toàn con đực). Tính trạng màu sắc lông ở gà A. do 1 gen quy định, liên kết với nhiễm sắc thể giới tính Y. B. do 2 cặp gen không alen quy định, 1 cặp liên kết với NST giới tính X. C. do 1 gen quy định, liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X. D. do 2 cặp gen không alen quy định, 2 cặp liên kết với NST giới tính X. Câu 3:(Đề thi thử trường chuyên sư phạm Hà Nội năm 2016) Khi lai gà lông trơn thuần chủng với gà lông vằn cùng loài được F1 toàn gà lông trơn, cho con cái F1 lai phân tích được Fa có tỉ lệ 3 lông vằn : 1 lông trơn (toàn con đực). Tính trạng màu sắc lông ở gà A. do 1 gen quy định, liên kết với nhiễm sắc thể giới tính Y. B. do 2 cặp gen không alen quy định, 1 cặp liên kết với NST giới tính X. C. do 1 gen quy định, liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X. D. do 2 cặp gen không alen quy định, 2 cặp liên kết với NST giới tính X. Câu 4: (Đề thi thử trường THPT Diệu Hiền năm 2016) Ở người, bệnh mù màu và bệnh máu khó đông thường biểu hiện ở nam giới là vì A. Gen quy định 2 tính trạng trên là gen lặn nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. B. Gen quy định 2 tính trạng trên là gen nằm trên NST X và có alen tương ứng trên Y. C. Gen quy định 2 tính trạng trên là gen trội nằm trên NST Y không có alen tương ứng trên X. D. Gen nằm trên NST thường nhưng bị kiểm soát bởi hoocmon sinh dục nam. Câu 5: (Đề thi thử trường THPT Yên Định năm 2016) Nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, tính trạng không phân đều ở hai giới, tính trạng lặn phổ biến ở giới dị giao tử (XY) thì kết luận nào sau đây là đúng? A. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X vùng không tương đồng. B. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể Y vùng không tương đồng. C. Gen qui định tính trạng nằm trong ti thể của tế bào chất. D. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Câu 6(Đề thi thử trường THPT Ngô Sỹ Liên năm 2016) Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của gen lặn nằm trên NST giới tính X qui định tính trạng bình thường? A.Tính trạng không bao giờ biểu hiện ở cơ thể cặp nhiễm sắc thể giới tính XX. B.Tính trạng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. C.Có hiện tượng di truyền chéo. D.Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau. Câu 7: (Đề thi thử của trường THPT Yên Thế năm 2016) Ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết với giới tính là: A. Phát hiện ảnh hưởng của môi trường bên trong ảnh hưởng đến giới tính B. Sớm phân biệt được đực, cái và điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất C. Điều khiển tỉ lệ đực, cái và giới tính trong quá trình phát triển cá thể D. Phát hiện ảnh hưởng của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến giới tính DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH >>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt nhất! 2 Câu 8: (Đề thi thử của trường THPT Hàn Thuyên năm 2016) Tại sao gen đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X của người lại dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường? A. Vì chỉ có một trong hai nhiễm sắc thể X của nữ giới hoạt động. B. Vì gen đột biến trên nhiễm sắc thể X thường là gen trội. C. Vì tần số đột biến gen trên nhiễm sắc thể X thường cao hơn so với trên nhiễm sắc thể Y. D. Vì phần lớn các gen trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Câu 9: (Đề thi thử của trường THPT Lý Thái Tổ năm 2016)