Bài tập Sinh Học theo chuyên đề Đột biến gen

PDF 78 0.718Mb

Bài tập Sinh Học theo chuyên đề Đột biến gen là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Ôn Thi THPTQG được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt nhất! 1 LÝ THUYẾT ĐỘT BIẾN GEN Câu 1: (Đề thi thử trường THPT Đào Duy Từ năm 2016) Ở sinh vật nhân sơ tại sao nhiều đột biến gen thay thế một cặp nucleotit thường là đột biến trung tính? A. Do tính chất phổ biến của mã di truyền. B. Do tính đặc hiệu của mã di truyền. C. Do tính thoái hóa của mã di truyền nên tuy có thay đổi bộ mã ba nhưng vẫn cùng mã hóa cho một loại axitamin. D. Do tính thoái hóa của mã di truyền, đột biến không làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác. Câu 2: (Đề thi thử trường THPT Đào Duy Từ năm 2016) Tần số đột biến gen cao hay thấp tùy thuộc vào: (1) loại tác nhân gây đột biến. (2) đặc điểm cấu trúc của gen. (3) cường độ, liều lượng của tác nhân. (4) chức năng của gen. (5) cơ quan phát sinh đột biến. Số ý đúng là: A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 3: (Đề thi thử trường THPT Đào Duy Từ năm 2016) Nhận định KHÔNG đúng về đột biến gen? A. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN. B. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa. D. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nucleotit. Câu 4: (Đề thi thử trường THPT Diệu Hiền năm 2016) Trong các câu sau đây khi nói về đột biến điểm: 1. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa. 2. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc. 3. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại. 4. Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nucleotit là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh vật. 5. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính. 6. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại. Có bao nhiêu câu đúng? A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 5: (Đề thi thử trường THPT Đào Duy Từ năm 2016) Trong một operon Lac, giả thiết xảy ra đột biến, thì trường hợp nào sau đây sẽ làm cho nhóm gen cấu trúc mất khả năng sản xuất enzim phân giải đường Lactôzơ ? (1) Gen bị đột biến mất vùng khởi động. (2) Gen bị đột biến không có mã mở đầu. (3) Đột biến ở vùng vận hành. (4) Đột biến ở gen điều hòa (R) Số ý đúng là: ĐỘT BIẾN GEN >>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt nhất! 2 A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 1 và 3 D. 2 và 4 Câu 6: (Đề thi thử trường THPT Đào Duy Từ năm 2016) Đột biến thay thế 1 cặp Nuclêôtit này bằng 1 cặp Nuclêôtit khác có thể gây ra: (1) thay 1 axitamin này bằng 1 axit amin khác. (2) sinh ra prôtêin có hoạt tính không thay đổi. (3) ngừng quá trình tổng hợp Prôtêin tại một điểm nào đó. (4) làm thay đổi nghiêm trọng cấu trúc của phân tử Prôtêin. Số ý đúng là: A. 1, 2, 3 B. 2, 3 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4 Câu 7 (Đề thi thử trường THPT Lương Ngọc Quyến năm 2016) Cho các thông tin về đột biến sau đây: (1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch; (2) Làm thay đổi số lượng gen trên NST; (3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN; (4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể; Các thông tin nói về đột biến gen là: A.(1) và (4) B.(1) và (2) C.(3) và (4) D.(2) và (3) Câu 8: (Đề thi thử trường THPT Nghi Lộc năm 2016) Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polypeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì. A. Mã di truyền có tính thoái hóa B. Mã di truyền có tính đặc hiệu C. AND của vi khuẩn dạng vòng D. Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo OPERON. Câu 9: (Đề thi thử trường THPT Nghi Lộc năm 2016) Đột biến gen chỉ xuất hiện do A. Có sự rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST B. Các tác nhân đột biến từ bên ngoài C. Các tác nhân đột biến xuất hiện ngay trong cơ thể sinh vật D. tác nhân đột biến bên trong và bên ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình nhân đôi ADN Câu 10(Đề thi thử trường THPT Đa Phúc năm 2016)