Bài tập Sinh Học theo chuyên đề Ứng dụng di truyền vào chọn giống

PDF 26 1.257Mb

Bài tập Sinh Học theo chuyên đề Ứng dụng di truyền vào chọn giống là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Ôn Thi THPTQG được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt nhất! 1 Câu 1(Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Hà Tĩnh năm 2016) Tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp nào sau đây? 1. Đưa thêm gen lạ vào hệ gen. 2. Thay thế nhân tế bào 3. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. 4. Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng. 5. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. A. 3,4,5. B. 1,3,5. C. 2,4,5. D. 1,2,3. Câu 2 (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Hà Tĩnh năm 2016) Trình tự lần lượt các bước trong quy định tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến là: A. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn => Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến => tạo dòng thuần. B. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến => tạo dòng thuần => chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. C. Tạo dòng thuần => Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến => chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. D. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến => chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn => tạo dòng thuần. Câu 3: (Đề thi thử của trường THPT Hàn Thuyên năm 2016) Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây ? A. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. B. Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính. C. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen. D. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. Câu 4(Đề thi thử trường THPT Diệu Hiền năm 2016) Chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng từ cơ thể bình thường có kiểu gen AabbDD vào trứng đã bị mất nhân của cơ thể bình thường có kiểu gen aaBBdd tạo ra tế bào chuyển nhân. Nuôi cấy tế bào chuyển nhân tạo nên cơ thể hoàn chỉnh, không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cơ thể chuyển nhân này là: A. aaBBdd B. AaBbDd C. aaBbDD D. AabbDD Câu 5: (Đề thi thử trường THPT Diệu Hiền năm 2016) Hạt phấn của loài thực vật A có 7 NST. Các tế bào rễ của loài thực vật B có 22 NST. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loài A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Nhận định nào đúng với các cây lai bất thụ này? 1. Không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được. 2. Có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng. 3. Không thể trở thành loài mới vì có NST không tương đồng. 4. Có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ. 5. Số NST trong tế bào sinh dưỡng là 18. A. 2,3 B. 2,4,5 C. 1,5 D. 1,3,5 Câu 6: (Đề thi thử trường THPT Diệu Hiền năm 2016) Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật? 1. Giúp tiết kiệm được diện tích nhân giống. ỨNG DỰNG DI TRUYỀN VÀO CHỌN GIỐNG >>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán - Lý - Hóa - Sinh – Văn - Anh - Sử - Địa tốt nhất! 2 2. Tạo được nhiều biến dị tổ hợp. 3. Có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn. 4. Có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. A. 3,4 B. 1,2,3 C. 1,3,4 D. 2,3,4 Câu 7: (Đề thi thử trường THPT Diệu Hiền năm 2016) Khi nói về ưu thế lái, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp sinh sản sinh dưỡng. B. Ưu thế lai chỉ xuất hiện ở phép lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen giống nhau. C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng. D. Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen dị hợp tử có trong kiểu gen của con lai. Câu 8: (Đề thi thử trường THPT Diệu Hiền năm 2016) Phương pháp nào sau đây không tạo được sinh vật biến đổi gen? 1. Lấy nhân của loài này và tế bào chất của loài khác cho dung hợp. 2. Đưa thêm 1 gen của loài khác vào hệ gen. 3. Lấy hợp tử đã thụ tinh và cắt thành nhiều hợp tử rồi cấy vào tử cung cho các động vật cùng loài. 4. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. 5. Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính. 6. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. A. 3,5,6 B. 1,3,5,6 C. 1,3,5 D. 1,3 Câu 9: (Đề thi thử trường THPT Đào Duy Từ năm 2016) Vì sao trong chọn giống cây trồng, người ta sử dụng phổ biến lai xa ở những giống cây trồng có khả năng sinh sản sinh dưỡng ? A. Vì không cần khắc phục tính bất thụ của cơ thể lai xa. B. Thực vật thường có số lượng NST ít.