CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ CÁCH GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ.

WORD 44 0.089Mb

CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ CÁCH GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ. là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỖi DẠNG Dạng 1: BIẾT CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ XÁC ĐỊNH TẦN SỐ CÁC ALEN a1) Phương pháp giải Ta cần lưu ý một số vấn đề: + Thuật ngữ cấu trúc di truyền ⇔ tần số kiểu gen ⇔Tỉ lệ các loại kiểu gen trong quần thể. + Tần số các alen ⇔ tỉ lệ giao tử đực, cái mang gen khác nhau trong quần thể. Xét 1 gen có 2 alen (A, a): + Gọi P (A): Tần số tương đối của alen A.        q (a): Tần số tương đối của alen a. + Sự tổ hợp của 2 alen có tần số tương đối trên hình thành quần thể có cấu trúc di truyền sau: ⇒ Cấu trúc di truyền của quần thể: p2 (AA) + 2pq (Aa) + q2 (aa) = 1 Do vậy: p(A) = p2 + pq; q (a) =p2 + pq. a2) Bài tập vận dụng Tính tần số tương đối các alen của mỗi quần thể có thành phần kiểu gen sau: 1) Quần thể 1: 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa 2) Quần thể 2: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa 3) Quần thể 3: 0,5625AA : 0,375Aa : 0,0625aa                                                       Hướng dẫn giải Gọi p(A): Tần số tương đối của alen A q(a): Tần số tương đối của alen a p(A) + q(a) = 1 1) Quần thể 1: p(A) = 0,64 + (0,32 : 2) = 0,8 Suy ra q (a) = 1 - 0,8 = 0,2 2) Quần thể 2: p(A) = 0,36 + (0,48 : 2) = 0,6 Suy ra q (a) = 1 - 0,6 = 0,4 3) Quần thể 3: p(A) = 0,5625 + (0,375 : 2) = 0,75 Suy ra q (a) = 1 - 0,75 = 0,25 b) Dạng 2: + BIẾT TẦN SỐ TƯƠNG ĐỐI CÁC ALEN. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN KIỂU GEN VÀ TẦN SỐ KIỂU HÌNH + XÁC ĐỊNH TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA QUẦN THỂ  + ĐIỀU KIỆN ĐỂ QUẦN THỂ ĐẠT CÂN BẰNG b1) Phương pháp giải + Khi biết tần số tương đối các alen lúc đạt cân bằng, ta lập bảng tổ hợp giao tử, suy ra thành phần kiểu gen của quần thể từ đó biết được tần số kiểu hình. + Căn cứ vào thành phần kiểu gen của quần thể ta xác định trạng thái cân bằng theo hai trường hợp sau: • Thành phần kiểu gen của quần thể đạt trạng thái cân bằng khi:                                         p2.q2 =  • Thành phần kiểu gen của quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng khi:                                            p2.q2 ≠  + Điều kiện để một quần thể chưa đạt cân bằng trở nên cân bằng là: Cho ngẫu phối qua một thế hệ. b2) Bài tập vận dụng Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,7AA : 0,2Aa : 0,1 aa 1) Xác định trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen của quần thể trên. 2) Cấu trúc di truyền của quần thể được viết như thế nào khi đạt trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen?                                                                        Hướng dẫn giải 1)Trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen: Quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng, vì: 0,7 . 0,1 ≠  ⇔ 0,07 ≠ 0,01 2) Tần số các alen của quần thể bố mẹ: p (A) = 0,7 + 0,1 = 0,8; q (a) = 1 - 0,8 = 0,2 Kết quả ngẫu phối giữa thế hệ bố mẹ Thành phần kiểu gen của F1 là: 0,64 AA : 0,32Aa : 0,04aa. - Cấu trúc di truyền của F1 đã đạt trạng thái cân bằng, vì: 0,64 . 0,04 =  = 0,0256 c) Dạng 3: BIẾT TẦN SỐ KIỂU HÌNH CỦA QUẦN THỂ LÚC CÂN BẰNG. XÁC ĐỊNH TẦN SỐ CỦA CÁC ALEN VÀ VIẾT THÀNH PHẦN KIỂU GEN CỦA QUẦN THỂ c1) Phương pháp giải Dựa vào tỉ lệ kiểu hình mang tính trạng lặn của đề cho, ta xác định tần số tương đối của alen lặn trước rồi suy ra tần số của alen trội sau: q2 (aa) = tỉ lệ % kiểu hình lặn ⇒ q (a) rồi suy ra P (A) = 1 - q (a). c2) Bài tập vận dụng Ở một quần thể sóc, A qui định lông dài, a qui định lông ngắn, gen trên NST thường. Một quần thể lúc cân bằng về thành phần kiểu gen có 3200 con, trong đó có 2912 Còn lông dài. 1) Xác định tần số tương đối các alen A và a. 2) Viết thành phần kiểu gen của quần thể. 3) Số cá thể lông dài kiểu gen dị hợp bằng bao nhiêu?                                                 Hướng dẫn giải 1) Tần số A, a: Gọi: p(A): tần số của alen A        q(a): tần số của alen a.p(A) + q(a) = 1 . Số lượng sóc có kiểu hình lông ngắn: 3200 - 2912 = 288 Tỉ lệ sóc kiểu hình lông ngắn, kiểu gen aa: (288 : 3200) x 100% = 9% Ta có: q2 (aa) = 9% = 0,09 = (0,3)2 Suy ra q(a) = 0,3 ; p(A) = 1 - 0,3 = 0,7 2) Thành phần kiểu gen của quần thể lúc cân bằng:  (0,7A : 0,3a) x  (0,7A : 0,3a) = 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa 3) Số lượng sóc có kiểu gen dị hợp: 3200 x 0,42 = 1344 cá thể. d) Dạng 4: TRƯỜNG HỢP TẦN SỐ TƯƠNG ĐỐI CÁC ALEN CỦA PHẦN ĐỰC VÀ PHẦN CÁI TRONG QUẦN THỂ KHÁC NHAU  d1) Phương pháp giải - Lập bảng ngẫu phối của P, xác định cấu trúc di truyền của F1 theo ẩn số đã đặt. - Dựa vào tính chất: Quần thể F1 thu được do ngẫu phối P, chưa đạt cân bằng thành phần kiểu gen với tần số các alen như thế nào, thì sau đó ngẫu phối F1 thu được F2 cân bằng, tần số các alen của F2 giống với tần số các alen của F1. - Từ thành phần kiểu gen của quần thể F2 lúc đạt cân bằng, ta xác định tần số tương đối các alen và đó cũng là tần số các alen của F1. Do vậy, ta lập được hệ phương trình hai ẩn, rồi giải tìm ẩn số. d2) Bài tập vận dụng Cho biết tần số alen A của phần cái trong quần thể P là 0,7. Qua ngẫu phối thu được quần thể F2 đạt trạng thái cân bằng với cấu trúc 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. 1) Tần số các alen A và a của phần đực trong quần thể P bằng bao nhiêu? 2) Viết thành phần kiểu gen của quần thể F1, lúc chưa đạt trạng thái cân bằn