Chữ người tử tù

WORD 210 0.021Mb

Chữ người tử tù là tài liệu môn Văn Học trong chương trình Lớp 7 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả : Nguyễn Tuân ( 1910 – 1987), quê làng Nhân Mục, Hà Nội. Ông là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp văn học : Nguyễn Tuân là cái định nghĩa về người nghệ sĩ 1 cách trọn vẹn. Sự độc đáo đó được thể hiện ở: sự tài hoa và ngông Nguyễn Tuân là một nhà văn duy mĩ bởi ông quan niệm cuộc đời là 1 hành trình, hành trình đi tìm cái đẹp và khẳng định cái đẹp. Nguyễn Tuân là người am hiểu nhiều ngành nghệ thuật nên các tác phẩm của Nguyễn Tuân được xem xét nhìn nhận và đánh giá ở nhiều p.diện khác nhau, nhiều chiều hướng khác nhau tạo nên sự sinh động trong trang văn của ông. Nguyễn Tuân có 1 kho từ vựng hết sức phong phú và khả năng sáng tạo từ mới. Văn Nguyễn Tuân là 1 sự co duỗi nhịp nhàng. Với ông, viết văn mà hạn hẹp và thiếu thốn từ ngữ sẽ tạo ra loại văn "thấp khớp", hời hợt, nông cạn. Trước Cách Mạng: văn Nguyễn Tuân thường mang tâm sự của 1 người sinh bất phùng thời; thể hiện sự phủ nhận với xã hội thực tại, qay về với vẻ đẹp xưa của 1 thời chỉ còn vang bong; hoài cổ, hoài niệm về những điều đã qa đã mất đã phôi pha; Nhân vật: là những nhân vật đặc tuyển, HIẾM VÀ QUÝ: những nhà nho, tài tử.. Họ là nên cặp nhân vật có tính cách đối sánh...1 nét đặc biệt trong văn Nguyễn Tuân; Giọng điệu: bất bình trước xã hội, mang tính chất khinh bạc. Sau Cách Mạng: Nguyễn Tuân viết về cuộc sống chiến đấu và lao động của nhân dân, hiện thực đất nước trong những năm kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhân vật thường là những con người đời thường, người lao động như anh lái đò, chị dân quân… không hiếm nhưng quý, cống hiến một phần sức lực cho đất nước. Giong diệu ấm áp, than tình và ân tình. 2. Tác phẩm a. Đôi nét về tập truyện Vang bóng một thời : - Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện Vang bóng mót thời và đổi tên thành Chữ người tủ tù. Vang bóng một thời khi Nguyễn Tuân in lần đầu (1940) gồm 11 truyện ngắn, là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng, được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”. - Nhân vật chính trong Vang bóng một thời phần lớn là những nho sĩ cuối mùa những con người tài hoa, bất đắc chí. Gặp lúc Hán học suy vi, sống giữa buổi “Tây Tàu nhố nhăng”, những con người này, mặc dù buông xuôi bất lực nhưng vẫn mâu thuẫn sâu sắc với xã hội đương thời. Họ không chịu a dua theo thời, chạy theo danh lợi mà vẫn cố giữ “thiên lương” và sự trong sạch của tâm hồn”. Họ dường như cố ý lấy “cái tôi, tài hoa, ngông nghênh của mình để đối lập với xã hội phàm tục; phô diễn lối sống đẹp, thanh cao của mình như một thái độ phản ứng trật tự xã hội đương thời. Trong số những con người tài hoa ấy, nổi bật lên hình tượng ông Huấn Cao trong Chữ người tử tù, một con người tài hoa, không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành những tư thế vẫn hiên ngang, bất khuất. b. Bố cục : ba đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến: “xem sao rồi sẽ liệu”: nhân cách, tài hoa của Huấn Cao trong suy nghĩ, lời nói của viên quản ngục và thơ lại. + Đoạn 2: tiếp đó đến: “thì ân hận suốt đời mãi”: tính cách của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục. Đặc biệt là Huấn Cao với dũng khí thiên lương được soi trong cặp mắt, suy nghĩ của viên quản ngục. + Đoạn 3: còn lại: cảnh cho chữ. c. Chủ đề Truyện miêu tả tài năng và dũng khí, thiên lương cao cả kết tinh thành vẻ đẹp của Huấn Cao đồng thời làm rõ cái đẹp và cái thiện đã cảm hóa được cái xấu, cái ác và khẳng định tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời. d. Ý nghĩa nhan đề "Chữ người tử tù" ban đầu có tên là "Dòng chữ cuối cùng", sau khi in lại trong tập "Vang bóng một thời" được đổi tên lại. Điều đó cho thấy sự cân nhắc cùng với dụng ý nghệ thuật của nhà văn : + "Dòng chữ cuối cùng" chỉ gắn với con chữ mà Huấn Cao cho quản ngục trước khi lĩnh án tử hình à Chỉ nhấn mạnh vào chữ và thời gian cho chữ, gợi lên màu sắc bi quan, cái chết và sự chấm dứt + "Chữ người tử tù" là nhan đề nói được nhiều hơn thế. Chữ người tử tù là chữ của Huấn Cao, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình, bị bắt và bị kết án tử hình. Đây cũng chính là nhân vật trung tâm của truyện + Giá trị, ý nghĩa của chữ: Hội tụ và làm tỏa sáng hình tượng chính (tài năng kiệt xuất trong nghệ thuật thư pháp; mang hoài bão tung hoành, khí phách anh hùng; có cái tâm trong sáng, tấm lòng tha thiết giữ gìn thiên lương lành vững cho con người). Bộc lộ lí tưởng của nhà văn cũng như toàn bộ nội dung chủ đề của tác phẩm: cái đẹp phải là sự chung đúc, hội tụ của tài hoa, khí phách, thiên lương, cái đẹp ấy sẽ đc sinh ra, tồn tại và bất tử ngay tại nơi cái xấu tồn tại. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh việc xin chữ, cho chữ -à Chi phối cốt truyện, diễn biến, tình huống truyện. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Tình huống truyện độc đáo Tình huống truyện ở đây là mối quan hệ đặc biệt éo le giữa những tâm hồn tri kỉ ( Huấn Cao, viên quản ngục và thầy thơ lại). Tác giả đặt họ trong tình thế đối địch: tử tù v