CHUYÊN ĐỀ DI TRUYỀN BIẾN DỊ GV

WORD 78 2.764Mb

CHUYÊN ĐỀ DI TRUYỀN BIẾN DỊ GV là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 11 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Chuyên đề: Cơ chế di truyền và biến dị CÂU HỎI CHỌN LỌC CHUYÊN ĐỀ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ PHẦN I: TRÍCH TỪ CÁC ĐỀ THI CỦA BGD – ĐT Câu 1 (CĐ 2009): Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biển nào sau đây là sai ? A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiếnhoá B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậyhoạt động của gen có thể bị thay đổi. C. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản. D. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động. Đáp án: D sai vì Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo có thể nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và có thể mang hoặc không mang tâm động. Câu 2 (CĐ 2009): Ở người, bệnh, tật hoặc hội chứng di truyền nào sau đây là do đột biến nhiễm sắc thể? A. Bệnh bạch tạng và hội chứng Đao B. Bệnh phêninkêto niệu và hội chứng Claiphentơ C. Bệnh ung thư máu và hội chứng Đao D. Tật có túm lông ở vành tai và bệnh ung thư máu Đáp án: C vì Bệnh ung thư máu (mất đoạn NST số 21 hay 22): đột biến cấu trúc NST Hội chứng Đao (3 NST 21): đột biến số lượng nhiễm sắc thể dạng lệch bội Câu 3 (CĐ 2009): Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là : A. A = T = 250; G = X = 390 B. A = T = 251; G = X = 389 C. A = T = 610; G = X = 390 D. A = T = 249; G = X = 391 Đáp án: D Gen b (gen sau đột biến) nhiều hơn gen B (gen trước đột biến) một liên kết hiđrô đột biến thay thế cặp A-T bằng G-X Tổng nu loại G tăng 1 Chỉ có đáp án D phù hợp. Câu 4 (CĐ 2009): Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là A. AAaa x Aa và AAaa x aaaa B. AAaa x Aa và AAaa x AAaa C. AAaa x aa và AAaa x Aaaa D. AAaa x Aa và AAaa x Aaaa Đáp án: D Tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con Tỉ lệ phân li kiểu hình vàng = 1/12 = ½ (giao tử lặn) x 1/6 (giao tử lặn) AAaa giao tử lặn aa = 1/6 Aa giao tử lặn a = ½ Aaaa giao tử lặn aa = ½ Nên AAaa x Aa vàng = 1/6 aa x 1/2a = 1/12 aaa AAaa x Aaaa vàng = 1/6 aa x 1/2aa = 1/12 aaaa Câu 5 (CĐ 2009): Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng? A. Mã di truyền là mã bộ ba B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ Đáp án: B vì nhờ tính thoái hóa của mã DT: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin Câu 6 (CĐ 2009): Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động (promoter) là A. Nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã B. Những trình tự nuclêtôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã C. Những trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế D. Nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã Đáp án: D vì vùng khởi động (promoter) là nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã Câu 7 (CĐ 2009): Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc? A. 3'AGU 5' B. 3' UAG 5' C. 3' UGA 5' D. 5' AUG 3' Đáp án: A Có 3 bộ ba kết thúc 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’ trên mARN không mã hóa aa 3'AGU 5' là 5’UGA3’ Câu 8 (CĐ 2009): Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hoà của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ? A. Trong vùng điều hòa có chứa trình tự nuclêôtit kết thúc quá trình phiên mã B. Vùng điều hòa cũng được phiên mã ra mARN C. Trong vùng điều hòa có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã D. Vùng điều hòa nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen Đáp án: C vì mỗi gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ hay sinh vật nhân thực đều có 3 vùng: Vùng điều hòa - Vùng mã hoá - Vùng kết thúc Vùng điều hòa có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã A. sai vì Vùng điều hòa mang tín hiệu khởi động và kiểm điều hòa qt phiên mã. B. sai vì Vùng điều hòa không được phiên mã ra mARN mà chỉ chứa trình tự nu khởi động qt phiên mã. D. sai vì Vùng điều hòa nằm ở đầu 3' trên mạch mã gốc của gen Câu 9 (CĐ 2009): Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là (1) ABCDEFG (2) ABCFEDG (3) ABFCEDG (4) ABFCDEG Giả sử nhiễm sắc thể số (1) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là A. (1) → (3) → (4) → (1). B