De minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 43 file word co loi giai

WORD 11 0.085Mb

De minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 43 file word co loi giai là tài liệu môn Văn Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

ĐỀ SỐ 43 Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Láng giềng đã đỏ đèn đâu? Chờ em ăn dập miếng giầu em sang. Đôi ta cùng ở một làng, Cùng chung một ngõ, vội vàng chi anh? Em nghe họ nói mong manh, Hình như họ biết chúng mình... với nhau. Ai làm cả gió đắt cau, Mẩy hôm sương muối cho giầu đổ non? 1937 (Chờ nhau, Nguyễn Bính, theo Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007) Câu 1: Chỉ ra tác dụng của thể thơ đối với việc miêu tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên. Câu 2: Không khí làng quê trong bài thơ trên được thể hiện trong những từ ngữ nào? Câu 3: Anh (chị) cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của câu thơ Em nghe họ nói mong manh,/ Hình như họ biết chúng mình... với nhau? Câu 4: Trong bài thơ có sử dụng một câu hỏi tu từ nhắc đến thiên nhiên nhưng lại dùng để thể hiện sự trách móc, sốt ruột của nhân vật trữ tình. Hãy chỉ ra và phân tích vẻ đẹp của câu hỏi tu từ đó. Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Con ơi! Khi con cất tiếng khóc oe oe chào đời, thì những người xung quanh nhìn con mỉm cười sung sướng. Hãy song sao cho, một ngày nào đó, con có thể mỉm cười nham mắt xuôi tay khi những người xung quanh con đều rơi lệ. (Henry Bordeaux) Anh/ chị hiểu gì về câu nói trên? Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, anh/chị hãy thể hiện suy nghĩ của mình về vấn đề đặt ra trong câu nói. Câu 2 (5 điểm): Trong bài cảm nghĩ về Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết: Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức Sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt. (Tác phẩm văn học 1930 - 1945, tập 2, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1990, trang 71). Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên. GỢI Ý LÀM BÀI (Kèm audio CD) Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1. Thể thơ được sử dụng là lục bát. Tác dụng: khiến cho nhịp thơ trở nên đều đặn, phù hợp miêu tả không khí tình tứ, sâu lắng của nội dung bài thơ. Mặt khác thể thơ lục bát truyền thống cũng phù hợp với nội dung nói về thứ tình cảm thầm kín, sâu sắc, khó nói, khó diễn đạt nhất của tâm tư là tình yêu đôi lứa trong không gian làng quê. Câu 2. Những từ thể hiện không khí làng quê trong tác phẩm trên là: láng giềng, đò đèn, miếng giầu, làng, ngõ, cau, sương muối. Câu 3. Hai câu thơ Em nghe họ nói mong manh,/ Hình như họ biết chúng mình... với nhau? Là hai câu thơ rất đỗi trong sáng trong tác phẩm, thể hiện tình yêu thầm kín của đôi trai gái thôn quê. Tình yêu trong sáng của họ như một mối tình đặc biệt, chỉ đôi trai gái biết mà thôi. Cô gái sử dụng từ mong manh để tâm sự với chàng trai về việc mọi người biết chuyện của đôi lứa mình nhưng điều mà câu thơ đọng lại lại chính là sự trong sáng, chân thật của mối tình của cô gái và chàng trai. Hệ thống từ ngữ nghe họ nói, mong manh, hình như, chúng mình, với nhau là những từ ngữ thể hiện sự chập chờn, khe khẽ, mong manh của cảm xúc lo sợ mà cô gái diễn tả. Cả hai câu thơ chỉ nói đến một sự việc đơn giản khi cô gái tâm sự với chàng trai, tuy nhiên chức năng thông báo của câu thơ bị xóa nhòa, còn lại chỉ là tâm trạng bối rối của cô gái. Câu 4. Câu hỏi tu từ được đề cập đến là Ai làm cả gió đắt cau/ Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non?. Phân tích: Nhắc đến cau, trầu ắt hẳn muốn nhắc tới chuyện hôn nhân. Tại sao lại có chuyện hôn nhân ở đây trong lời nói của cô gái? Phải chăng có uẩn khúc gì khi cô gái thực hiện lời trách móc, nhưng không phải trách móc với chàng trai mà là trách móc với thiên nhiên, giận dỗi thiên nhiên vô cớ. Tại sao thiên nhiên không ủng hộ cho mối tình của họ, tại sao gió to làm cau trở nên đắt đỏ, tại sao sương muối xuất hiện làm cho giàn giầu đổ sớm? Lời trách móc dành cho thiên nhiên nhưng thực chất phải chăng hướng đến chàng trai? Cô gái trách móc, hờn dỗi vì chàng trai chưa mang trầu cau đến hỏi cưới cô, nhưng lại kín đáo chuyển lời trách móc sang thiên nhiên vô tội. Cách bộc lộ thầm kín ấy khiến hình ảnh nhân vật trữ tình được hiện lên một cách tinh tế, sâu sắc như dụng ý của nhà thơ. Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Yêu cầu về hình thức: - Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... Yêu cầu về nội dung: - Giải thích Câu nói của Henry Bordeaux nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc sống tốt đẹp, hữu ích của con người đối với xã hội, với cuộc đời. Con người sống trên đời, phải sống sao cho có ý nghĩa, để khi chết đi, người đời tiếc thương, ca ngợi. - Phân tích, bình luận ý kiến + Vì sao lại nói “Hãy sống sao cho, một ngày nào đó, con có thể mỉm cười nham mắt xuôi tay, khi những người xung quanh con đều rơi lệ ”. ++ Khi một đứa bé được ra đời, đó cũng là khi một cuộc đời mới được khai sinh. Khi ra đời, con người được yêu mến, tin tưởng công dân mới sẽ là người có ích cho gia đình, xã hội thì càng phải có trách nhiệm sống sao cho tốt đẹp, sống có ích... để thoả mãn sự mong mỏi, tin tưởng của mọi người. ++ Sống đẹp, sống có ích cho cuộc đời, con người sẽ