ĐỀ TÀI MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI, BÀI TẬP ÔN THI HỌC SINH GIỎI PHẦN SÔNG NGÒI VIỆT NAM

WORD 82 0.055Mb

ĐỀ TÀI MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI, BÀI TẬP ÔN THI HỌC SINH GIỎI PHẦN SÔNG NGÒI VIỆT NAM là tài liệu môn Địa Lý trong chương trình Lớp 9 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI, BÀI TẬP ÔN THI HỌC SINH GIỎI PHẦN SÔNG NGÒI VIỆT NAM Tác giả: Lê Thị Hải Yến Giáo viên: môn Địa lí Trường THPT: chuyên Vĩnh Phúc PHẦN MỞ ĐẦU A. Lý do chọn đề tài Đối với thi học sinh giỏi THCS Địa lí (lớp 8, 9) các cấp, phần địa lí tự nhiên Việt Nam trong đó có nội dung sông ngòi là một phần quan trọng. Đây là nội dung tương đối khó với các em học sinh. Các tài liệu sách giáo khoa Địa lí phổ thông (lớp 8) có trình bày các nội dung liên quan đến sông ngòi Việt Nam nhưng mang tính khái quát; trong khi đó các tài liệu tham khảo lại chủ yếu đưa ra một số câu hỏi và hướng dẫn trả lời, thiếu tính hệ thống. Vì vậy, tôi viết chuyên đề này nhằm mục đích hệ thống hóa một số dạng câu hỏi và bài tập về phần sông ngòi Việt Nam, phục vụ cho yêu cầu ôn luyện thi học sinh giỏi Địa lí lớp 8 - 9, phù hợp với khả năng nhận thức của các em học sinh THCS. B. Mục đích của đề tài Cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản về sông ngòi Việt Nam phục vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi THCS chính xác, đầy đủ, khoa học Hệ thống hóa các dạng câu hỏi, bài tập về sông ngòi Việt Nam và hướng giải quyết từng dạng câu hỏi và bài tập C. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu nằm trong chương trình địa lí lớp 8 và nội dung đề thi học sinh giỏi lớp 8, 9 những năm gần đây. D. Giá trị nghiên cứu Chuyên đề này có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí THCS. Chuyên đề dùng làm tài liệu tham khảo cho học sinh ôn luyện và tham gia thi học sinh giỏi THCS (lớp 8, lớp 9) E. Thời gian bồi dưỡng: 2 ca chuyên đề (6 tiết) PHẦN NỘI DUNG A. Những vấn đề chung I. Mục tiêu: Sau chuyên đề, học sinh đạt được: 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. - Giải thích được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam - Phân tích được sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. - Trình bày một số hệ thống sông lớn ở nước ta. - Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông trong sạch. - Phân tích mối quan hệ giữa sông ngòi nước ta với các thành phần tự nhiên khác 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta và của các hệ thống sông lớn. - Phân tích bảng số liệu, bảng thống kê về sông ngòi. - Vẽ biểu đồ phân bố lưu lượng trong năm ở một địa điểm cụ thể. 3. Thái độ: Xác định rõ trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế lâu bền. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy lãnh thổ, sử dụng bản đồ… II. Phương tiện dạy học: - Atlat địa lí Việt Nam - Sách giáo khoa địa lí 8 - Tranh ảnh, tư liệu về sông ngòi Việt Nam. III. Phương pháp dạy học: - Đàm thoại gợi mở - Thảo luận nhóm - Sử dụng bản đồ, tranh ảnh - Đặt vấn đề B. Nội dung cụ thể I.Kiến thức cơ bản: Kiến thức cơ bản về sông ngòi Việt Nam tập trung ở các bài trong chương trình lớp 8 như sau: - Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam - Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta - Bài 35: Thực hành về khí hậu và thủy văn Việt Nam ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM 1. Đặc điểm chung - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước - Sông của nước ta chảy theo hai hướng chính: tây bắc - đông nam và hướng vòng cung - Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt - Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn, nhiều nước 2. Sông ngòi nước ta có giá trị lớn về nhiều mặt - Bồi đắp phù sa tạo ra các đồng bằng châu thổ màu mỡ - Là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sx - Có giá trị to lớn về giao thông, nghề cá, du lịch, thủy điện 3. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm Nhiều dòng sông đang bị ô nhiễm do: - Rác thải nước thải sinh hoạt của dân cư - Chất thảI công nghiệp, ghe tàu - Dư lượng hoá chất, phân bón trong nông nghiệp - Đánh bắt thuỷ sản bằng chất độc 4. Một số biện pháp khai thác tổng hợp sông ngòi - Xây dựng các công trình thuỷ lợi – thuỷ điện : tạo ra các hồ chứa nước lớn vừa có giá trị về thuỷ điện, thuỷ lợi, du lịch, nuôI thuỷ sản vứa có điều hoà dòng chảy sông ngòi, giảm bớt lũ lụt - Sử dụng nguồn nước ngọt của sông ngòi để tăng vụ, thau chua, rửa mặn. Khai thác nước mặt để nuôI thuỷ sản. - Tận dụng nguồn phù sa để tăng năng suất cây trồng - Đánh bắt thuỷ sản, nạo vét lòng sông, cải tạo dòng chảy để phát triển giao thông đường sông CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA 1. Đặc điểm chung - Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc chia thành nhiều hệ thống sông lớn, còn lại là các hệ thống sông nhỏ và rời rạc - Chín hệ thống sông lớn phân thành 3 vùng thủy văn là: + Sông ngòi Bắc Bộ: hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kỳ cùng – Bằng Giang, Sông Mã + Sông ngòi Trung bộ: Hệ thống sông Cả, sông Thu bồn, sông Đà rằng + Sông ngòi Nam bộ: Hệ thống sông Đồng Nai, hệ thống sông Cửu Long - Mỗi hệ thống sông có hình dạng và chế độ nước khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình, địa chất của mỗi khu vực 2. Các lưu vực sông II. Các dạng câu