Cau hoi trac nghiem va bai tap dia ly 11 khu vuc dong nam a tiet 1

WORD 29 1.131Mb

Cau hoi trac nghiem va bai tap dia ly 11 khu vuc dong nam a tiet 1 là tài liệu môn Địa Lý trong chương trình Lớp 11 được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11 Bài 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Câu 2. Chứng minh tính đa tôn giáo của dân cư khu vực Đông Nam Á. Câu 3. Dựa vào lược đồ tự nhiên và các hướng gió chính của khu vực Đông Nam Á, hãy phân tích ảnh hưởng của địa hình và các hướng gió chính đến đặc điểm khí hậu của khu vực. Câu 4. Hoàn thành sơ đồ sau thể hiện mối quan hệ giữa những nét đặc trưng dân cư của Đông Nam Á với sự phát triển kinh tế- xã hội bằng cách điền các thông tin cần thiết vào ô trống. Câu 5. Quốc gia có diện tích lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á là: a. Việt Nam. c. Mi-an-ma. b. Ma-lai-xi-a. d. Thái Lan. Câu 6. Quốc gia có mật độ dân số cao nhất trong khu vực Đông Nam Á là: a. Việt Nam. c. Thái Lan. b. Ma-lai-xi-a. d. In-đô-nê-xi-a. Câu 7. Các đồng bằng ở Đông Nam Á lục địa màu mỡ, vì: a. Được phù sa của các con sông bồi đắp. b. Được phủ các sản phẩm phong hóa từ dung nham núi lửa. c. Được con người cải tạo hợp lí. d. Có lớp phủ thực vật phong phú. Câu 8. Khí hậu của khu vực Đông Nam Á đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc: a. Trồng cây lương thực nhiệt đới. b. Trồng cây công nghiệp nhiệt đới. c. Nuôi trồng thủy hải sản. d. Tất cả các ý kiến trên. Câu 9. Quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không có diện tích giáp biển: a. Lào. c. Mi-an-ma. b. Cam-pu-chia. d. Thái Lan. II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1. Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á - Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí giữa cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. - Đông Nam Á bao gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp. Ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực: - Thuận lợi: Các quốc gia Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào) nên thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển và phát triển ngành kinh tế biển: Giao thông vận tải đường biển, du lịch biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, khai thác khoáng sản biển. - Khó khăn: Các thiên tai tự nhiên thường xảy ra như: bão, sóng thần, động đất,... gây thiệt hại lớn về người và của cho các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước Đông Nam Á hải đảo. Khu vực Đông Nam Á nằm gần các nước có nền kinh tế phát triển mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,... nên gặp khó khăn trong cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Câu 2. Khu vực Đông Nam Á có sự đa dạng về tôn giáo. Cụ thể: - Phật giáo: phát triển ở các quốc gia Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam ,... - Thiên Chúa giáo phát triển ở hầu khắp các nước trong khu vực, đặc biệt có một số quốc gia có tỉ lệ dân số theo Thiên Chúa giáo rất cao như Phi-lip-pin với hơn 80% dân số. - Hồi giáo phát triển mạnh ở các nước Đông Nam Á hải đảo như Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, với tỉ lệ dân số theo đạo Hồi chiếm hơn 80%. Ngoài ra, ở khu vực Đông Nam Á còn có mặt của các tôn giáo khác như Đạo Cao Đài, Đạo Tin lành,... Sự đa dạng về tôn giáo cũng ảnh hưởng đến phong tục tập quán, sinh hoạt của người dân Đông Nam Á, đó là điều kiện thuận lơi để các quốc gia cùng hợp tác phát triển. Tuy nhiên, sự đa tôn giáo cũng gây một số trở ngại nhất định trong quản lí, ổn định chính trị xã hội ở mỗi nước. Câu 3. Đại bộ phận lãnh thổ các nước Đông Nam Á nằm từ 260 vĩ bắc đến 100 vĩ nam nên khu vực này có khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo. - Khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều bởi cơ chế gió mùa: gió mùa mùa đông (từ tháng 7 đến tháng 12) và gió mùa mùa hạ (từ tháng 1 đến tháng 7) tạo nên đặc điểm khí hậu của khu vực (thể hiện rõ ở các nước Đông Nam Á lục địa) cũng có sự phân mùa. - Do địa hình của các nước Đông Nam Á có sự đa dạng đã tạo nên phân hóa của khí hậu tạo nên đặc điểm khí hậu đặc trưng riêng của từng khu vực. Ở miền bắc Việt Nam và miền bắc Mi-an-ma có khí hậu lạnh. - Nhìn chung khí hậu khu vực Đông Nam Á có lượng ẩm dồi dào, lượng mưa lớn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, du lịch và sinh sống của dân cư. Câu 4. Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5c, 6d, 7a, 8d, 9a. Đặc trưng dân cư Đông Nam Á Về số dân và lao động Phân bố: Thành phần dân tộc: Thuận lợi: Tôn giáo: Khó khăn: Thuận lợi: Khó khăn: Thuận lợi: Khó khăn: Khó khăn: Thuận lợi: Khó khăn: Thuận lợi: Đặc trưng dân cư Đông Nam Á Về số dân và lao động Dân số trẻ Lao động dồi dào Phân bố: Không đều Thành phần dân tộc: Đa dân tộc Thuận lợi: Giá lao động rẻ Tôn giáo: Đa tôn giáo Khó khăn: Phát triển những ngành công nghệ cao Thuận lợi:Tiếp thu nhanh KHKT Khó khăn: Quản lí chính trị xã hội Khó khăn: Sử dụng hợp lí tài nguyên v