Đề thi HSG môn Địa lý lớp 12 Sở GD ĐT Bắc Ninh Năm học 2015 2016 File word có lời giải chi tiết

WORD 20 0.109Mb

Đề thi HSG môn Địa lý lớp 12 Sở GD ĐT Bắc Ninh Năm học 2015 2016 File word có lời giải chi tiết là tài liệu môn Địa Lý trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

UBND TỈNH BẮC NINHSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNHNĂM HỌC 2015 - 2016Môn: Địa lí - Lớp 12 ChuyênThời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 24 tháng 3 năm 2016=======//====== Câu I. (4.0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Trình bày và giải thích sự phân hoá đa dạng của thổ nhưỡng miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 2. Phân tích nguyên nhân làm cho tính nhiệt đới của sinh vật nước ta bị phá vỡ. Câu II. (3.0 điểm) 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày sự khác biệt về đặc điểm mạng lưới đô thị giữa hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. 2. Cho bảng số liệu: Tỉ suất nhập cư phân theo các vùng lãnh thổ nước ta năm 2012 (Đơn vị: %) Vùng Tỉ suất nhập cư Vùng Tỉ suất nhập cư Trung du và miền núi Bắc Bộ 1,6 Tây Nguyên 8,7 Đồng bằng sông Hồng 2,7 Đông Nam Bộ 15,5 Duyên hải miền Trung 2,1 Đồng bằng sông Cửu Long 1,5 (Nguồn: Niên giám thống kê 2013 - NXB Thống kê 2014) Hãy nhận xét và giải thích về tình hình nhập cư giữa các vùng lãnh thổ ở nước ta năm 2012. Câu III. (5.0 điểm) 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tình hình phát triển cây công nghiệp nước ta. Tại sao lại phải hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta? 2. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao Hà Nội là đầu mối giao thông vận tải tổng hợp lớn và quan trọng hàng đầu của nước ta? Câu IV. (4.0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Số lượng gia súc và gia cầm của nước ta giai đoạn 2000 - 2012 Năm Trâu(nghìn con) Bò(nghìn con) Lợn(nghìn con) Gia cầm (triệu con) 2000 2897,2 4127,9 20193,8 196,1 2005 2922,2 5540,7 27435,0 219,9 2010 2877,0 5808,3 27373,1 300,5 2012 2627,8 5194,2 26494,0 308,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013. Nhà xuất bản Thống kê, 2014) 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm ở nước ta giai đoạn 2000 - 2012. 2. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng của gia súc, gia cầm ở nước ta giai đoạn trên. Câu V. (4.0 điểm) 1. Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp nhưng sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Tại sao cần phải chú ý đến vấn đề môi trường trong việc phát triển thủy điện ở vùng này? 2. Việc tăng cường hợp tác của nước ta với các nước láng giềng có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa. ============Hết============ Thí sinh chỉ được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXBGD phát hành. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG TỈNH LỚP 12 CHUYÊN NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: ĐỊA LÍ (Hướng dẫn chấm gồm 05 câu, 04 trang) Câu Ý Hướng dẫn chấm Điểm I 1 Trình bày và giải thích sự phân hoá đa dạng của thổ nhưỡng miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ 2,5 Tài nguyên đất ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ khá đa dạng, với nhiều loại đất khác nhau. Bao gồm các loại đất sau: - Đất feralit + Đất feralit trên đá badan: Tập trung ở các cao nguyên tây nguyên (khoảng 1,3 triệu ha) và Đông Nam Bộ. Đất này được hình thành trên cơ sở phong hóa đá badan có tầng dày, tơi xốp, khá màu mỡ. + Đất feralit trên các loại đá mẹ khác: Chiếm diện tích lớn, phân bố rộng rãi ở vùng núi Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ. + Ngoài ra, ở các vùng núi có độ cao trên 500 - 600m đến 1600 - 1700m có đất mùn vàng đỏ trên núi và trên 1600 - 1700m có đất mùn alit núi cao, diện tích không lớn. - Đất xám trên phù sa cổ: Tập trung nhiều ở ĐNB (trên 90 nghìn ha), ngoài ra còn có ở DHNTB. - Đất phù sa sông: + Đất phù sa sông ở Đồng bằng Nam Bộ tập trung nhiều ở ven sông Tiền và sông Hậu, đây là loại đất tốt, từ đất thịt đến sét, phần lớn diện tích được phù sa sông Cửu Long bồi đắp hàng năm. + Đất phù sa sông ở đồng bằng duyên hải NTB, có nguồn gốc từ sông và biển, đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất chua, nghèo mùn và dinh dưỡng. - Đất phèn, đất mặn chiếm ½ diện tích đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ra còn có ở vùng cửa sông ven biển ở DHNTB, đất phèn có đặc tính chua, đất mặn có loại mặn ít, có loại mặn nhiều. - Đất cát biển: Phân bố dọc bờ biển, nhiều nhất ở DHNTB; đất nghèo mùn và chất dinh dưỡng. * Giải thích: - Do kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian, con người, mỗi nhân tố có vai trò khác nhau trong việc hình thành đất. - Ở những nơi khác nhau các nhân tố tác động khác nhau. - Mối quan hệ các nhân tố ở các nơi khác nhau thì khác nhau 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 2 Phân tích nguyên nhân làm cho tính nhiệt đới của sinh vật nước ta bị phá vỡ. 1,5 *Biểu hiện:* Nguyên nhân: - Vị trí địa lý: nằm gần khu vực cận nhiệt nên các loài xứ lạnh tràn xuống - Địa hình: Địa hình chủ yếu là đồi núi, một bộ phận núi cao xuất hiện các vành đai cận nhiệt và ôn đới trên núi, hướng núi đón gió mùa ĐB suy giảm tính nhiệt đới sinh vật - Gió mùa: do tác động gió mùa ĐB làm c