Đề thi THPTQG 2017 môn Sinh học mã 202 ( chính thức)

WORD 39 0.152Mb

Đề thi THPTQG 2017 môn Sinh học mã 202 ( chính thức) là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC(Đề thi có 06 trang) KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: Sinh họcThời gian làm bải: 50 phút, không kể thời gian phát đềMã đề 202 Câu 1: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ đào thải alen lặn mà không đào thải alen trội ra khỏi quần thể. B. Các yếu tố ngẫu nhiên luôn làm phong phú vốn gen của quần thể. C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất định. D. Các yếu tố ngẫu nhiên quy định chiều hướng tiến hoá. Câu 2: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, chim và thú phát sinh ở kỉ nào sau đây? A. Kỉ Đệ tam. B. Kỉ Triat (Tam điệp). C. Kỉ Đêvôn. D.  Kỉ Jura. Câu 3: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, nhân tố tiến hoá nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một chiều hướng nhất định? A. Đột biến. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Di- nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 4: Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây nên? A. Bệnh máu khó đông. B. Bệnh mù màu đỏ- xanh lục. C. Hội chứng Đao. D. Bệnh bạch tạng. Câu 5: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, cây ngô thuộc bậc dinh dưỡng A. cấp 3. B. cấp 2. C. cấp 1. D. cấp 4. Câu 6: Một quần thể có thành phần kiểu gen là : 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu? A. 0,7. B. 0,5. C. 0,3. D. 0,4. Câu 7: Cừu Đôly được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây? A. Nhân bản vô tính. B. Cấy truyền phôi. C. Gây đột biến. D. Dung hợp tế bào trần. Câu 8: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Vi sinh vật. B. Động vật. C. Thực vật. D. Nhiệt độ. Câu 9: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tam bội được phát sinh từ loài nay có bộ nhiễm sắc thể là: A. 2n-1. B. 4n. C. 2n+1. D. 3n. Câu 10: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, phép lai AABB x AABb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen? A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 11: Quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột lợn và lợn thuộc quan hệ A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. kí sinh, Câu 12: Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN? A. Restrictaza. B. ARN pôlimeraza. C. ADN pôlimeraza. D. Ligaza. Câu 13: Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong diễn thế nguyên sinh, lưới thức ăn ở quần xã đỉnh cực có cấu trúc đơn giản hơn lưới thức ăn ở quần xã tiên phong. B. Lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới thường đơn giản hơn lưới thức ăn của quần xã thảo nguyên. C. Trong lưới thức ăn, một loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản . Câu 14: Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đột biến quy định chiều hướng của quá trình tiến hoá nhỏ. B. Kết quả của tiến hoá nhỏ là hình thành nên loài mới. C. Tiến hoá nhỏ không thể diễn ra nếu không có di- nhập gen. D. Nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá nhỏ là biến dị tổ hợp. Câu 15: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cá thể mang kiểu hình trội về cả hai tính trạng chiếm 25%? A. . B. . C. . D. . Câu 16: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh. II. Quan hệ dinh dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học. III. Tôm, cá rô và chim bói cá đều là sinh vật tiêu thụ. IV. Sự tăng, giảm số lượng chim bói cá sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 17: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đột biến và di- nhập gen có chung đặc điểm nào sau đây? A. Là nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá. B. Có thể làm phong phú vốn gen của quần thể. C. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá. D. Chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể. Câu 18: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tư, phát biểu nào sau đây đúng? A. Dịch mã là quá trình dịch trình tự các côđon trên mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi polypeptit. B. Quá trình dịch mã có sự tham gia của các nuclêôtit tự do. C. Trong quá trình nhân đôi ADN, cả hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục. D. Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzim ADN pôlimeraza. Câu 19: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp vọoc mông trắng đang sống ở khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long. B. Tập hợp cây cỏ đang sống ở cao nguyên Mộc Châu. C. Tập hợp côn trùng đang sống ở vườn quốc gia Cúc Phương. D. Tập hợp cá đang sống ở Hồ Tây. Câu 20: Khi nói về quan hệ sinh thái giữa các loài tron