Đề thi thử môn Văn Văn 4 (1)

WORD 31 0.088Mb

Đề thi thử môn Văn Văn 4 (1) là tài liệu môn Văn Học trong chương trình Ôn Thi THPTQG được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁIĐỀ THI ĐỀ XUẤT( Đề có 02 trang ) KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017Môn Thi : Ngữ VănThời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ 04 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc hai đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4. Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong ngày được hái Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. (Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm). Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? Câu 2. (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của bài thơ? Câu 3. (0,5 điểm) Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó: “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống ” Câu 4. (1,5 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu bộc lộ cảm xúc của anh/chị khi đọc hai câu thơ cuối bài. PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (3 điểm) Viết một bài văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau” (Hồ Chí Minh). Câu 2. (4,0 điểm). Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của đoạn văn sau: 1 Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “ Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang trôi những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên. (Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà - Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.191 - 192) ------------HẾT------------ Họ tên thí sinh:………………………….......... CB coi thi số 1:…………………........................ CB coi thi số 2: …………………................ 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA (Hướng dẫn gồm có 03 trang) Môn: Ngữ văn A. Hướng dẫn chung - Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Nếu bài viết không giống đáp án, nhưng có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục thì vẫn cho điểm. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. - Bài viết kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài. - Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và luật pháp quốc tế. B. Hướng dẫn cụ thể I . PHẦN ĐỌC – HIỂU Câu Nội dung Điểm Tổng 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là : biểu cảm 0,5 2 Nội dung chính: Thể hiện cảm động  tình mẫu tử thiêng liêng: tình mẹ dành cho con và tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn chân thành của người con đối với 0,5 3 Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong câu hai câu thơ: Nhân hóa (bí và bầu cũng “lớn”), đối lập (Lớn lên, lớn xuống); hoán dụ (tay mẹ) Tác dụng: (“Bí và bầu” là thành quả lao động “vun trồng” của mẹ; “Con” là kế