De thi thu thptqg nam 2017 mon hoa hoc thpt chuyen bien hoa ha nam nam 2017 file word co loi giai

WORD 9 0.113Mb

De thi thu thptqg nam 2017 mon hoa hoc thpt chuyen bien hoa ha nam nam 2017 file word co loi giai là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa học trường THPT Chuyên Biên Hòa - Hà Nam - năm 2017 – Lần 2 Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 15,48 gam hỗn hợp gồm glucozơ, saccarozơ và xenlulozơ cần dùng 0,54 mol O2, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m là A. 22,14g B. 19,44 g. C. 21,24 g. D. 23,04 g. Câu 2: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo. (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa. (d) Các este đều được điều chế từ axit cacboxylic và ancol. (e) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5. (f) Tất cả các peptit có phản ứng màu với Cu(OH)2/OH-. (g) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 3: Có các nhận định sau: (1) Lipit là một loại chất béo. (2) Lipit gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit,… (3) Chất béo là các chất lỏng. (4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường. (5) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. (6) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật. Các nhận định đúng là A. 1, 2, 4, 6. B. 2, 4, 6. C. 3, 4, 5. D. 1, 2, 4, 5. Câu 4: Cho 0,46 gam kim loại kiềm M tác dụng hết với H2O, thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M là A. Li B. K C. Na D. Rb Câu 5: Tiến hành các thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T thu được kết quả sau: - Dung dịch X làm quì tím chuyển màu xanh. - Dung dịch Y cho phản ứng màu biure với Cu(OH)2. - Dung dịch Z không làm quì tím đổi màu. - Dung dịch T tạo kết tủa trắng với nước brom. Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là dung dịch : A. metyl amin, lòng trắng trứng, alanin, anilin. B. metyl amin, anilin, lòng trắng trứng, alanin. C. lòng trắng trứng, metyl amin, alanin, anilin. D. metyl amin, lòng trắng trứng, anilin, alanin. Câu 6: Cho 8,8 gam etyl axetat tác dụng với 100 ml dd NaOH 0,4M, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dd thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 3,28 gam. B. 6,88 gam. C. 8,56 gam. D. 8,20 gam. Câu 7: Trong các ion sau: Zn2+, Cu2+, Fe2+, Fe3+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là A. Fe3+. B. Zn2+.  C. Cu2+. D. Fe2+. Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng: (1) X (C5H8O2) + NaOH → X1 (muối) + X2 (2) Y (C5H8O2) + NaOH → Y1 (muối) + Y2 Biết X1 và Y1 có cùng số nguyên tử cacbon; X1 có phản ứng với nước brom, còn Y1 thì không. Tính chất hóa học nào giống nhau giữa X2 và Y2? A. Bị khử bởi H2 (t0, Ni). B. Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 (to). C. Bị oxi hóa bởi O2 (xúc tác) thành axit cacboxylic. D. Tác dụng được với Na. Câu 9: Thí nghiệm nào sau đây không có sự hòa tan chất rắn? A. Cho Al(OH)3 vào dung dịch HNO3. B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nóng. C. Cho NaCl vào H2O. D. Cho Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Câu 10: Oxit nhôm không phản ứng với chất nào sau đây? A. HCl B. H​2 C. Ca(OH)2. D. NaOH. Câu 11: Phương trình hoá học nào sau đây sai? A. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 B. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 +3H2O C. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O D. Fe3O4 + 4HNO3 → Fe(NO3)2 + 2Fe(NO3)3 + 4H2O Câu 12: Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch hỗn hợp K2CO3 0,05 M và KHCO3 0,15 M vào 150 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là A. 224,0 B. 336,0. C. 268,8. D. 168,0. Câu 13: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thuỷ phân các polipeptit nhờ xúc tác thích hợp là A. β-amino axit B. este C. α-amino axit. D. axit cacboxylic Câu 14: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: MnO2, Cl2, KOH, Na2CO3, CuSO4, HNO3, Fe, NaNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là: A. 6 B. 5 C. 4 D. 7 Câu 15: Tên thay thế của amino axit có công thức cấu tạo CH3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH? A. Axit 2 – aminoisopentanoic. B. Axit 2 – amino – 3 metylbutanoic. C. Axit b – aminoisovaleric. D. Axit a – aminoisovaleric. Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe và 2,4 gam bột kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 3,584 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là A. Al. B. Mg. C. Zn. D. Ca. Câu 17: So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ. (1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH. (2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc. (3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit. (4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau. (5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng. Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 18: Khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 bằng H2 dư, thu được chất rắn X và m gam H2O. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 1,80. B. 1,35. C. 0,90. D. 4,00. Câu 19: Để điều chế 23 g rượu etylic từ tinh bột, hiệu suất thuỷ phân tinh bột và lên men glucozơ tương ứng là 90% và 80%. Khối lượng tinh bột cần dùng là A.