Giải nhanh bài lai ôn thi đại học

PDF 12 0.928Mb

Giải nhanh bài lai ôn thi đại học là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.online tổng hợp và biên soạn từ các nguồn chia sẻ trên Internet. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn luyện và học tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

1 PHƢƠNG PHÁP GIẢI NHANH TOÁN LAI SINH HỌC Tác giả: Phan Tấn Thiện --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHÂN LI ĐỘC LẬP Câu 15 trang 65: Nhận xét: Muốn tìm số phép P tối đa thỏa mãn kết quả ta lần lượt thực hiện các bước sau: Bƣớc 1: Tách tỉ lệ phân li KH chung của thế hệ F1 thành tích của những tỉ lệ phân li KH riêng của các tính trạng hợp thành. Bƣớc 2: Tìm phép lai P cho các tỉ lệ phân li KH riêng. Bƣớc 3: Xác định số phép lai P cần tìm. - Xét vai trò bố mẹ: Tích của những phép lai riêng. - Không xét đến vai trò bố mẹ: Tổ hợp các phép lai riêng(tổ dọc và tổ chéo). Lưu ý: Kết quả số phép lai trong trường hợp xét vai trò bố mẹ không có phương án để lựa chọn thì ta tiếp tục tìm số phép lai trong trường hợp không xét đến vai trò của bố mẹ. Hƣớng dẫn chi tiết: Bƣớc 1: F1: 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1)x(3:1)x100% hoặc (3:1)x100%x(3:1) hoặc 100%x(3:1)x(3:1) Bƣớc 2: * Xét trường hợp 1 ta có F1: 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1)x(3:1)x100% - Tính trạng hình dạng quả: + F1: 3:1 => P: Aa x Aa - Tính trạng màu sắc quả: + F1: 3:1 => P: Bb x Bb - Tính trạng vị quả: + F1: 100% => P: DD x DD => P: DD x Dd => P: DD x dd => P: dd x dd Bƣớc 3:  Xét vai trò bố mẹ: - Tính trạng hình dạng quả có (1) phép lai P: Aa x Aa - Tính trạng màu sắc quả có (1) phép lai P: Bb x Bb - Tính trạng vị quả có (6) phép lai P: + P: DD x DD + P: ♂DD x ♀Dd; P: ♀DD x ♂Dd + P: ♂DD x ♀dd; P: ♀DD x ♂dd + P: dd x dd Do đó: số phép lai = 1 x 1 x 6 = 6 Tương tự đối với hai trường hợp còn lại, mỗi trường hợp cũng có 6 phép lai. Vì vậy số phép lai cần tìm là 6 x 3 = 18 => Đáp án A. 2 Lưu ý đã có phương án để lựa chọn nên ta không cần phải tính đến trường hợp “không xét vai trò của bố và mẹ” Câu 1 trang 66: Nhận xét: do hai cặp gen (Aa, Bb) nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau nên hai cặp gen này sẽ phân li độc lập trong giảm phân. Chính vì thế ta tách phép lai chung P:♂AaBb x ♀Aabb thành hai phép lai riêng P: ♂Aa x ♀Aa và P:♂Bb x ♀bb. Ở mỗi phép lai, ta dựa vào các giả thiết của đề bài để tìm các kiểu gen thu được ở F1. Sau đó, tổ hợp các kiểu gen thu được ở F1 lại với nhau sẽ giải quyết được câu hỏi của bài toán. Cụ thể như sau: P: ♂Aa x ♀Aa P: ♂Bb x ♀bb * Đối với cơ thể ♂: quá trình giảm phân xảy hiện tượng cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I. Nhận xét: Ở đây giả thiết không nêu rõ hiện tượng đó xảy ra đối với toàn bộ tế bào hay chỉ xảy ra đối với một số tế bào. Nhưng yêu cầu của bài toán: “quá trình thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử dạng 2n -1, dạng 2n - 1 - 1, dạng 2n + 1 và dạng 2n+1+1?” nên ta phải chọn phương án nào tạo ra nhiều loại giao tử để thực hiên phép lai, hay nói cách khác phải chọn phương án quá trình không phân cặp NST chỉ xảy ra ở một số tế bào. Cơ thể đực giảm phân như sau: - Nhóm tế bào giảm phân bình thường tạo ra các loại giao tử (n): A, a. - Nhóm tế bào giảm phân bất thường tạo ra các loại giao tử: + Aa(n+1) + O (n-1) * Đối với cơ thể ♂: quá trình giảm phân xảy hiện tượng cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân II. Tương tự ở đây ta cũng chọn phương án một số tế bào tham gia giảm phân xảy ra hiện tượng như thế để cơ thể này tạo ra được nhiều loại giao tử nhất. Cơ thể đực giảm phân như sau: - Nhóm tế bào giảm phân bình thường tạo ra các loại giao tử (n): B, b - Nhóm tế bào giảm phân bất thường tạo ra các loại giao tử: + BB(n+1), bb(n+1) + O(n-1) * Đối với cơ thể ♀: quá trình giảm phân bình thường tạo ra hai loại giao tử (n): A, a. * Đối với cơ thể ♀: quá trình giảm phân bình thường tạo ra giao tử (n): b. SƠ ĐỒ LAI P: ♂Aa x ♀Aa P: ♂Bb x ♀bb GP: (n): A, a (n+1): Aa (n-1): O (n): A, a GP: (n): B, b (n+1): BB, bb (n-1): O (n):b 3 F1: (n)+(n) →(2n): AA, Aa, aa (n+1)+(n)→(2n+1): AAa, Aaa (n-1)+(n)→(2n-1): A, a F1: (n)+(n)→(2n): Bb, bb (n+1)+(n)→(2n+1): BBb, bbb (n-1)+(n)→(2n-1): b Trả lời các câu hỏi cảu bài toán: 1. Số loại hợp tử tối đa có dạng 2n-1: - Trườn hợp 1: hợp tử (2n): AA, Aa, aa được tạo ra từ phép lai thứ nhất kết hợp với hợp tử (2n-1): b được tạo ra từ phép lai thứ hai, ta được các kiểu hợp tử (2n-1) sau: Aab, Aab, aab - Trường hợp 2: hợp tử (2n-1): A, a được tạo ra từ phép lai 1 kết hợp với hợp tử (2n): Bb, bb được tạo ra từ phép lai 2, ta được các kiểu hợp tử (2n-1) sau: Abb, Abb, aBb, abb Vậy: 3x1 + 2x2 = 7 2. Số loại hợp tử tối đa có dạng 2n-1-1: Sự kết hợp giữa hợp tử (2n-1): A, a được tạo ra từ phép lai thứ nhất và (2n-1): b được tạo ra từ phép lai thứ hai, ta được kiểu hợp tử (2n-1-1) sau: Ab, ab Vậy: 2x1 = 2 3. Số loại hợp tử tối đa có dạng 2n+1: - Trường hợp 1: hợp tử (2n): AA, Aa, aa được tạo ra từ phép lai thứ nhất kết hợp với hợp tử (2n+1): BBb, bbb được tạo ra từ phép lai thứ 2, ta được các kiểu hợp tử (2n+1) sau: AABBb, AaBBb, aaBBb, Aabbb, Aabbb, aabbb.