Kiểm tra định kỳ vật lý lớp 11 C1.2.3 đề số 5

WORD 15 0.409Mb

Kiểm tra định kỳ vật lý lớp 11 C1.2.3 đề số 5 là tài liệu môn Vật Lý trong chương trình Lớp 11 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

ĐỀ SỐ05 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN VẬT LÝ LỚP 11Môn: Vật LýThời gian làm bài: 45 phút Câu 1: Nói về sự nhiễm điện do hưởng hứng giữa hai vật A và B thì: A. Điện tích truyền từ A sang B. B. Không có sự truyền điện tích từ vật nọ sang vật kia, chỉ có sự sắp xếp lại các điện tích khác dấu nhau ở hai phần của vật nhiễm điện do hưởng ứng. C. Điện tích truyền từ B sang A. D. Điện tích có thể truyền từ vật A sang B hoặc ngược lại. Câu 2: Véctơ cường độ điện trường A. cùng phương và cùng chiều với lực tác dụng lên một điện tích thử đặt trong điện trường đó. B. cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng lên một điện tích thử đặt trong điện trường đó. C. cùng phương và cùng chiều với lực tác dụng lên một điện tích thử dương đặt trong điện trường đó. D. cùng phương và cùng chiều với lực tác dụng lên một điện tích thử âm đặt trong điện trường đó. Câu 3: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng? A. UMN = VM – VN. B. UMN = E.d. C. AMN = q.UMN. D. E = UMN.d. Câu 4: Một tụ điện phẳng gồm hai bản tụ có diện tích phần đối diện là S, khoảng cách giữa hai bản tụ là d, lớp điện môi có hằng số điện môi ε, điện dung được tính theo công thức A. . B. . C. . D. . Câu 5: Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện? A. . B. . C. . D. . Câu 6: Điều kiện để có dòng điện là cần có A. các vật dẫn điện nối liền nhau thành một mạch kín. B. một hiệu điện thế. C. duy trì một hiệu điện thế hai đầu vật dẫn. D. một nguồn điện. Câu 7: Mạch điện kín gồm nguồn điện suất điện động ξ và điện trở trong r, mạch ngoài có điện trở R. Công thức xác định cường độ dòng điện trong mạch là A. . B. . C. . D. . Câu 8: Khi nhiệt độ tăng điện trở của chất điện phân giảm là do A. số electron tự do trong bình điện phân tăng. B. số ion dương và ion âm trong bình điện phân tăng. C. các ion và các electron chuyển động hỗn độn hơn. D. bình điện phân nóng lên nên nở rộng ra. Câu 9: Hai bóng đèn dây tóc có điện trở R1 = 2R2. Chúng được mắc nối tiếp vào mạch điện có hiệu điện thế không đổi. Độ sáng của đèn thứ nhất so với đèn thứ hai là A. kém hơn. B. mạnh hơn. C. như nhau. D. chưa xác định được. Câu 10: Trong cùng một thời gian với cùng một hiệu điện thế không đổi thì nhiệt lượng để đun sôi nước bằng ấm điện phụ thuộc vào điện trở dây dẫn làm ấm điện đó như thế nào? A. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa. B. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi. C. Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa. D. Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn. Câu 11: Công suất định mức của các dụng cụ điện là A. Công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được. B. Công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được. C. Công suất mà dụng cụ đó đạt được khi hiệu điện thế đặt vào nó đúng bằng hiệu điện thế định mức. D. Công suất mà dụng cụ đó có thể đạt được khi đặt vào giữa hai đầu dụng cụ đó một hiệu điện thế bất kì. Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu gây ra điện trở của kim loại là A. Do sự va chạm của các electron với các ion (+) ở các nút mạng. B. Do sự va chạm của các ion (+) ở các nút mạng với nhau. C. Do sự va chạm của các electron với nhau. D. Cả B và C đúng. Câu 13: Bản chất dòng điện trong chất khí là A. Dòng chuyển dời có hướng của các electron ngược chiều điện trường. B. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm ngược chiều điện trường. C. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường. D. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm, electron ngược chiều điện trường. Câu 14: Phát biểu nào sau đây về mạch điện kín là sai? A. Hiệu điện thế mạch ngoài luôn luôn lớn hơn suất điện động của nguồn điện. B. Hiệu điện thế mạch ngoài cũng là hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. C. Nếu điện trở trong của nguồn điện đáng kể so với điện trở mạch ngoài thì suất điện động của nguồn điện lớn hơn hiệu điện thế mạch ngoài. D. Nếu điện trở trong của nguồn điện nhỏ không đáng kể so với điện trở mạch ngoài thì hiệu điện thế mạch ngoài xấp xĩ bằng suất điện động của nguồn điện. Câu 15: Đặt điện thích q trong điện trường của điện tích Q, cách Q một đoạn x. Đồ thị nào sau đây biễu diễn sự phụ thuộc của lực tương tác tĩnh điện giữa chúng và khoảng cách x. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 16: Trong điện trường của một điện tích q, nếu tăng khoảng cách điểm đang xét đến điện tích q thì cường độ điện trường sẽ A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần D. giảm 4 lần. Câu 17: Công của lực điện không phụ thuộc vào A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. B. cường độ của điện trường. C. hình dạng của đường đi. D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển. Câu 18: Trong các nhận xét v