Phần 2 Hoá học vô cơ Chương 1 Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (14 trang)

WORD 28 0.227Mb

Phần 2 Hoá học vô cơ Chương 1 Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (14 trang) là tài liệu môn Hóa Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Phần 2. HÓA HỌC VÔ CƠ CHƯƠNG 1. NGUYÊN TỬ, BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 1. Cấu hình a. Viết cấu hình electron của ion từ cấu hình electron của nguyên tử: Nhầm lẫn: bỏ electron lần lượt từ mức năng lượng cao xuống thấp Sửa: bỏ electron lần lượt từ phân lớp ngoài cùng vào các phân lớp bên trong Ví dụ: 1. Cấu hình electron của ion Fe2+ : Sai: bỏ 2 electron ở phân lớp 3d6: 1s22s22p63s23p63d44s2 Đúng: bỏ 2 electron ở phân lớp 4s2: 1s22s22p63s23p63d6 2. Cấu hình electron của Fe3+: Sai: bỏ 3 electron ở phân lớp 3d6: 1s22s22p63s23p63d34s2 Đúng: bỏ 2 electron ở phân lớp 4s2: 1electron ở phân lớp 3d6 b. Quên cách viết cấu hình electron của các nguyên tử nguyên tố nhóm B: Bước 1: Điền electron theo thú tự mức năng lượng: 1s2s2p3s3p4s3d4p.. Bước 2: Viết lại cấu hình electron theo thứ tự lớp: 1s2s2p3s3p3d4s4p… Ví dụ: 26Fe (Z= 26): Cấu hình electron sai: 1s22s22p63s23p64s23d6 Cấu hình electron đúng: 1s22s22p63s23p63d64s2 Chú ý: 24Cr: 1s22s22p63s23p63d54s1 29Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1 2. Nhóm, chu kì kế tiếp Sự chênh lệch số p trong nguyên tử của X, Y a. X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì, hai nhóm A liên tiếp Trường hợp 1: X, Y thuộc chu kì: 1, 2, 3: Py – Px =1 Trường hợp 2: X, Y thuộc chu kì 4, 5, 6, 7: Py – Px =11 b. Hai nguyên tố cùng nhóm A, thuộc hai chu kì kế tiếp Trường hợp 1: X thuộc chu kì 1, 2: Py – Px =8 Trường hợp 2: X, Y thuộc chu kì 3, 4: Py – Px =18 Nhầm lẫn: thường bỏ quên 2 trường hợp sau 3. Hóa trị Bị nhầm lẫn trong việc lập công thức hóa trị cao nhất của nguyên tố vơi oxi, hidro Không biết mối liên hệ: hóa trị cao nhất của hai nguyên toostrong oxit + hóa trị của nguyên tố đó trong hợp chất với hidro = 8 Nguyên tố M thuộc nhóm xA thì: Công thức hợp chất khí với H là: MH8-x ( x = 4 →7) Công thức oxit cao nhất là: M2Ox ( x= 1→7) 4. Quy luật biến đổi Không nhớ định luật tuần hoàn Nhóm Chú ý: Tính khử đặc trưng cho tính kim loại , tính oxi hóa đặc trưng cho tính phi kim 5. Liên kết cộng hóa trị Nhầm lẫn giữa các loại liên kết cộng hóa trị: Cách 1: Dựa vào hiệu độ âm điện Cách 2: Dựa vào định nghĩa 1. Liên kết cộng hóa trị không cực: là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử mà cặp electron dùng chung không lệch về phía nguyên tử nào 2. Liên kết cộng hó trị có cực: là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử mà cặp electron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn  Hiểu sai về khái niệm không phân cực  Phân tử không phân cực là phân tử có tính đối xứng  Trong phân tử không phân cực có thể có hai loại liên kết: cộng hóa trị không cực và cộng hóa trị có cực B. PHÂN TÍCH LỖI SAI 11: CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ ↔ ION Lý thuyết: (i) Quên cách viết cấu hình electron của electron của các nguyên tử nguyên tố nhóm B: cách viết đúng là: Bước 1: Điền electron theo thứ tự mức năng lượng: 1s2s2p3s3p4s3d4p.. Bước 2: Viết lại cấu hình electron theo thứ tự lớp: 1s2s2p3s3p3d4s4p... Ví dụ: 26Fe (Z = 26): Cấu hình electron sai: 1s22s22p63s23p64s23d6 Cấu hình electron đúng: 1s22s22p63s23p63d64s Chú ý: 24Cr: 1s22s22p63s23p63d54s1 29Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1(ii) Viết cấu hình electron của ion từ cấu hình electron của nguyên tử tạo ion đó: Nhầm lẫn: Bớt electron lần lượt từ mức năng lượng cao xuống năng lượng thấp. Cách đúng: Bớt electron lần lượt từ phân lớp ngoài cùng vào các phân lớp bên trong. Ví dụ: + Cấu hình electron của ion Fe2+: Sai: Bớt 2 electron ở phân lớp 3d6: 1s22s22p63s23p63d44s2 Đúng: Bớt 2 electron ở phân lớp 4s2: 1s22s22p63s23p63d + Cấu hình electron của ion Fe3+: Sai: Bớt 2 electron ở phân lớp 3d6: 1s22s22p63s23p63d34 Đúng: Bớt 2 electron ở phân lớp 4s2, 1 eletron ở phân lớp 3d6 → 1s22s22p63s23p63d5 Ví dụ 1: Một ion M3+có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là: A. [Ar]3d54s1 B. [Ar]3d64s2 C. [Ar]4s23d6 D. [Ar]3d8 Hướng dẫn giải Ion M3+ có: Tổng số hạt p, n, e là 79 → p+ n + (e− 3) = 79 Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19 → p + (e − 3) – n =19 → → Cấu hình electron của M là [Ar]3d64s2 → Đáp án B. Lỗi sai 1. Xác định số electron của ion M3+ = số electron của nguyên tử M → lập hệ phương trình:2. Viết thứ tự năng lượng sau đó không viết lại cấu hình electron theo thứ tự lớp→ cấu hình electron : [Ar]4s23d6 → Chọn C3. Vi phạm việc sắp xếp electron theo thứ tự năng lượng: 3d có mức năng lượng thấp hơn 4s → điền electron vào 3d trước → Cấu hình electron: [Ar]3d8 → Chọn D Thử thách bạn Câu 1: Cấu hình electron của Cu2+ và Cr3+ lần lượt là A. [Ar]3d8 và [Ar]3d14s2 B. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d3 C. [Ar]3d9 và [Ar]3d3 D. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d14s2 Câu 2: Cấu hình electron của ion X3+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc A. Chu kì 4, nhóm VIIIA B. Chu kì 4, nhóm IIA C. Chu kì 3, nhóm VIB D. Chu kì 4, nhóm VIIIB Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có