SINH HỌC 12 BÀI KIỂM TRA PHÁT TRIỂN THI THPT QUỐC GIA ĐỀ 1 ĐÁP ÁN

WORD 11 0.020Mb

SINH HỌC 12 BÀI KIỂM TRA PHÁT TRIỂN THI THPT QUỐC GIA ĐỀ 1 ĐÁP ÁN là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Câu 1: Môi trường sống của sinh vật gồm có: A. Đất-nước-không khí. B. Đất-nước-không khí-sinh vật. C. Đất-nước-không khí-trên cạn. D. Đất-nước-trên cạn-sinh vật. Câu 2: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài A; B; C; D lần lượt là: 10 - 38,50C; 10,6 - 320C; 5 - 440C; 8 - 320C. Loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất là: A. C và B. B. C và A. C. B và A. D. C và D. Câu 3: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống, sinh sản của sinh vật. D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. Câu 4: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm A. tất cả các nhân tố vật lý, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật. C. không khí, độ ẩm, ánh sáng, chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. D. không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật. Câu 5: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm A. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải, động vật và con người. B. sinh vật trong môi trường và những mối quan hệ giữa chúng với môi trường. C. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người. D. sinh vật trong môi trường và những mối quan hệ giữa chúng với nhau. Câu 6: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh. C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. Câu 7: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó loài sinh vật có thể sống, tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian gọi là: A. Nơi ở. B. Vùng phân bố riêng. C. Giới hạn sinh thái. D. Ổ sinh thái. Câu 8: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái A. ở đó sinh vật có khả năng sinh trưởng và sinh sản tốt nhất. B. ở mức phù hợp để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. C. ở mức phù hợp giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển và chống chịu tốt nhất. Câu 9: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với một số yếu tố này nhưng hẹp đối với một số yếu tố khác thì chúng sẽ có vùng phân bố A. hạn chế. B. rộng. C. vừa phải. D. hẹp. Câu 10: Nơi ở là A. khu vực sinh sống của sinh vật. B. địa điểm cư trú của các loài. C. khoảng không gian sinh thái. D. nơi sống thuận lợi của sinh vật. Câu 11: Một "không gian sinh thái" của một loài mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là: A. Nơi ở. B. Sinh cảnh. C. Giới hạn sinh thái. D. Ổ sinh thái. Câu 12: Khi nói về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái, điều nào sau đây không đúng? A. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời và với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái. B. Các loài đều có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái. C. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau. D. Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng một nhân tố sinh thái. Câu 13: Cho biết ở Việt Nam, cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25 – 350C, khi nhiệt độ xuống dưới 20C và cao hơn 440C cá bị chết. Cá rô phi phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 20 – 350C, khi nhiệt độ xuống dưới 5,60C và cao hơn 420C cá bị chết. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Từ 20C đến 44 0C là giới hạn sống của cá chép về nhiệt độ. B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì giới hạn sinh thái rộng hơn. C. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì khoảng thuận lợi hẹp hơn. D. Từ 5,60C – 420C là giới hạn sinh thái của cá rô phi đối với nhiệt độ. Câu 14: Có hai loài cá: loài cá cơm Engraulis encrasicholus phân bố chủ yếu ở vùng biển ôn đới châu Âu và loài cá miệng đục Chelmon rostatus sống trong các rạn san hô vùng biển nhiệt đới. Kết luận nào sau đây đúng về hai loài cá trên? A. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục do vùng ôn đới nhiệt độ nước dao động mạnh hơn. B. Loài cá cơm hẹp nhiệt hơn loài cá miệng đục do vùng nhiệt đới nhiệt độ nước dao động mạnh hơn. C. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục do vùng ôn đới nhiệt độ nước khá ổn định. D. Loài cá cơm hẹp nhiệt hơn loài cá miệng đục do vùng ôn đới có nhiều cá thể sinh sống nên làm nhiệt độ rất ổn định. Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây là cơ bản nhất đối với quần thể? A. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới. B. Các cá thể trong quần thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định. C. Các cá thể trong quần thể cùng tồn tại ở một thời điểm nhất định. D. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài. Câu 16: Xét các tổ chức sống (1) cá rô phi đơn tính ở trong hồ. (2) cá trắm cỏ trong ao. (3) sen trong đầm. (4) cây