SINH HỌC 12 BÀI KIỂM TRA PHÁT TRIỂN THI THPT QUỐC GIA ĐỀ 2 ĐÁP ÁN

WORD 17 0.138Mb

SINH HỌC 12 BÀI KIỂM TRA PHÁT TRIỂN THI THPT QUỐC GIA ĐỀ 2 ĐÁP ÁN là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Câu 1. Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở những vị trí A. khác nhau trên một cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau. B. tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau. C. tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau. D. khác nhau trên cơ thể, có các chức năng tương tự nhau cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 2. Cơ quan tương tự là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 3. Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh sự tiến hoá A. theo hướng phân li tính trạng. B. theo hướng đồng quy tính trạng. C. được bắt đầu từ một hành tinh khác. D. từ một nguồn gốc chung. Câu 4. Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh sự tiến hoá A. theo hướng phân li tính trạng. B. theo hướng đồng quy tính trạng. C. được bắt đầu từ một hành tinh khác. D. từ một nguồn gốc chung. Câu 5. Cơ quan thoái hóa là các cơ quan A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. B. không phát triển ở cơ thể trưởng thành. C. thay đổi cấu tạo phù hợp chức năng. D. Phát triển quá mức bình thường ở cơ thể trưởng thành. Câu 6. Hình sau đây mô tả về cấu trúc chi trước của người, báo, cá voi, dơi. Phân tích hình trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (1) Sự giống nhau trong cấu trúc xương chi trước của người, báo, cá voi, dơi phản ánh sự tiến hóa đồng quy. (2) Cấu trúc xương chi trước của người, báo, cá voi, dơi phân bố theo thứ tự từ (1) đến (6) là xương cánh tay, xương quay, xương trụ, xương cổ bàn, xương bàn, xương ngón. (3) Xương chi trước của người, báo, cá voi, dơi được gọi là cơ quan tương tự. (4) Sự khác nhau về chi tiết các xương trong chi trước của người, báo, cá voi, dơi phản ánh sự tiến hóa phân li. Câu 7. Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử? A. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. C. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau. D. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào. Câu 8. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì A. sự phát triển phôi của chúng càng khác nhau. B. có một số đặc điểm hình thái giống nhau. C. trình tự các axit amin hoặc trình tự nuclêôtit càng giống nhau. D. nhiều đặc điểm hình thái giống nhau. Câu 9. So sánh trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã hóa cấu trúc của nhóm enzim đêhiđrôgenaza ở người và các loài vượn người ngày nay, ta có các thông tin sau: - Người: – .... XGA – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG... – - Tinh tinh: – .... XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG... – - Gôrila: – .... XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TAT... – - Đười ươi: – .... TGT – TGG – TGG – GTX – TGT – GAT... – Biết GXU và GXA đều mã hóa cho axit amin là Alanin. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau? (1) Giữa người và tinh tinh có sai khác một axit amin. (2) Giữa người và gôrila có sai khác 2 bộ ba mã di truyền. (3) Người có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với đười ươi. (4) Giữa người và đười ươi có sai khác 4 bộ ba mã di truyền. (5) Tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 10. Cho một số hiện tượng sau: (1) Chim sẻ và chim gõ kiến không giao phối với nhau vì tập tính ve vãn khác nhau. (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. (3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác. Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li trước hợp tử? A. (3), (4). B. (1), (2). C. (2), (3). D. (1), (4). Câu 11. Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên? A. Cách li sinh thái. B. Cách li địa lí. C. Cách li cơ học. D. Cách li tập tính. Câu 12. Sự xuất hiện loài mới được đánh dấu bằng a. cách ly sinh sản. b. cách ly sinh thái. c. cách ly tập tính. d. cách ly cơ học. Câu 13. Phương thức hình thành loài cùng khu thể hiện ở những con đường hình thành loài nào? a. Con đường địa lí, con đường lai xa và đa bội h