SINH HỌC 12 BÀI KIỂM TRA PHÁT TRIỂN THI THPT QUỐC GIA ĐỀ 7 ĐÁP ÁN

WORD 11 0.057Mb

SINH HỌC 12 BÀI KIỂM TRA PHÁT TRIỂN THI THPT QUỐC GIA ĐỀ 7 ĐÁP ÁN là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

1: Tất cả các alen của các gen và kiểu gen trong quần thể tạo nên A. vốn gen của quần thể. B. kiểu gen của quần thể. C. kiểu hình của quần thể. D. thành phần kiểu gen của quần thể Câu 2: Tần số tương đối của một alen được tính bằng: A. tỉ lệ % các kiểu gen của alen đó trong quần thể. B. tỉ lệ % số giao tử của alen đó trong quần thể. Câu 3: Một quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec có 2 alen D, d; trong đó số cá thể dd chiếm tỉ lệ 16%. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu? A. D = 0,16 ; d = 0,84 B. D = 0,4 ; d = 0,6 C. D = 0,84 ; d = 0,16 D. D = 0,6 ; d = 0,4 Câu 4: Quần thể ngẫu phối nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. B. 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. C. 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa. D. 0,1AA : 0,5Aa : 0,4aa. Câu 5: Trong các giống có kiểu gen sau đây, giống nào có ưu thế lai kém nhất? A. AABbDd B.aaBBdd C. AaBbDd D. AaBBDd. Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai? A. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo. B. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng. C.Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại. D. Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống nhau. Câu 7: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau: 1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. 3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. 4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn. Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình: A. 1, 2, 3, 4 B. 4, 1, 2, 3 C. 2, 3, 4, 1 D. 2, 3, 1, 4 Câu 8: Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp A. cấy truyền phôi. B. nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo. C. dung hợp tế bào trần. D. nuôi cấy hạt phấn. Câu 9: Phương pháp nào dưới đây được sử dụng để tạo dòng thuần nhanh nhất và hiệu quả ở thựcvật? A. Nhân giống vô tính. B.Nuôi cấy và đa bội hoá hạt phấn. C. Giao phấn. D. Tự thụ phấn. Câu 10: Trong công nghệ gen, ADN tái tổ hợp là phân tử lai được tạo ra bằng cách nối đoạn ADNcủa A. tế bào cho vào ADN của plasmít. B. tế bào cho vào ADN của tế bào nhận. C. plasmít vào ADN của tế bào nhận. D. plasmít vào ADN của vi khuẩn E. coli. Câu 11: Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây của quy trình chuyển gen? A. Tách ADN của nhiễm sắc thể tế bào cho và tách plasmít ra khỏi tế bào vi khuẩn. B. Cắt, nối ADN của tế bào cho và plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp. C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. D. Tạo điều kiện cho gen được ghép biểu hiện. Câu 12: Để có thể xác định dòng tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp, các nhà khoa học A. chọn thể truyền có gen đột biến. B. chọn thể truyền có kích thước lớn. C. quan sát tế bào dưới kính hiển vi. D. chọn thể truyền có các gen đánh dấu. Câu 13: Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là: A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → tạo ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. Câu 14: Trong kĩ thuật cấy gen dùng plasmit, tế bào nhận thường dùng phổ biến là (M)nhờ vào đặc điểm (N) của chúng. (M) và (N) lần lượt là: A. (M): E. coli, (N): cấu tạo đơn giản. B. (M): E. coli, (N): sinh sản rất nhanh. C. (M): virút, (N): cấu tạo đơn giản. D. (M): virút, (N): sinh sản rất nhanh. Câu 15: Cho các biện pháp sau: (1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. (2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. (3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng. (4) Cấy truyền phôi ở động vật. Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp A. (1) và (2). B. (2) và (4). C. (3) và (4). D. (1) và (3). Câu 16: Bệnh phêninkêto niệu do A. thừa enzim chuyển hoá axit amin phêninalanin thành tirozin trong cơ thể. B.thiếu enzim chuyển hoá axit amin phêninalanin thành tirozin trong cơ thể. C. thiếu axit amin phêninalanin trong khi đó thừa tirozin trong cơ thể. D. bị rối loạn quá trình lọc axit amin phêninalanin trong tuyết bài tiết. Câu 17: Phương pháp dùng xét nghiệm trước khi sinh để chẩn đoán chính xác thai nhi bị bệnh là: A Chỉ cần phân tích số lượng bộ NST. B Siêu âm chẩn đoán. C Chọc dò dịch ối, sinh thiết tua nhau thai. D Phân tích số lượng bộ NST, cùng với siêu âm chẩn đoán. Câu 18: Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen bị đột biến gọi là A. liệu pháp gen. B. sửa chữa sai hỏng di truyền. C. phục hồi gen. D. gây hồi biến.