SINH HỌC 12 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA THỨ 2

WORD 28 0.113Mb

SINH HỌC 12 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA THỨ 2 là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hòa của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ? A. Vùng điều hòa mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã. B. Vùng điều hòa cũng được phiên mã ra ARN. C. Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ trên mạch mã gốc của gen. D. Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ trên mạch mã gốc của gen. Câu 2: Đột biến gen A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính. B. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được qua thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. C. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể. D. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống. Câu 3: Các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau thì cá thể có kiểu gen aaBbdd cho số loại giao tử là A. 8. B. 4. C. 6. D. 2. Câu 4: Phương pháp lai nào sau đây tạo ưu thế lai tốt nhất? A. Lai khác thứ. B. Lai khác dòng. C. Lai khác loài. D. Lai khác nòi. Câu 5: Cơ quan tương tự là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau, đảm nhiệm những chức năng khác nhau, có hình thái tương tự. B. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng khác nhau, có hình thái khác nhau. C. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái giống nhau. D. có nguồn gốc khác nhau, đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự. Câu 6: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp, xét các phát biểu sau đây: (1) Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hóa. (2) Đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. (3) Giao phối gần không làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. (4) Các cơ chế cách li thúc đẩy sự thay đổi tần số alen của quần thể. Có bao nhiêu kết luận đúng? A.1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Các nhân tố chi phối quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật là: A. đột biến, giao phối, cách li địa lí. B. đột biến, giao phối, cách li di truyền. C. đột biến, giao phối, chọn lọc nhân tạo. D. đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. Câu 8: Trình tự các giai đoạn phát sinh sự sống trên trái đất là: (1) tiến hóa tiền sinh học. (2) tiến hóa tiền hóa học. (3) tiến hóa hóa học. (4) tiến hóa sinh học. Phát biểu đúng là: A. (2)-(3)-(1)-(4). B. (2)-(1)-(3)-(4). C. (2)-(3)-(4). D. (3)-(1)-(4). Câu 9: Giới hạn sinh thái là A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. Câu 10: Trong các hệ sinh thái, năng lượng được chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp sang bậc dinh dưỡng cao liền kề sẽ bị mất đi với tỉ lệ trung bình là A. 10%. B. 70%. C. 90%. D. 20%. Câu 11: Các loài chủ chốt của quần xã thực vật ở cạn là A. Thực vật thân bò có hoa. B. Thực vật hạt trần. C. Rêu, dương xỉ. D. Thực vật thân gỗ có hoa. Câu 12: Trong qui luật hình tháp sinh thái, dòng năng lượng được chuyển hóa tuân theo qui luật giáng cấp. Nguyên nhân là do: A. Hệ số sử dụng thức ăn trong cơ thể bao giờ cũng nhỏ hơn 100%. B. Sinh khối của sinh vật có bậc dinh dưỡng thấp bao giờ cũng lớn hơn sinh khối của loài sinh vật có bậc dinh dưỡng cao hơn. C. Qua các bậc dinh dưỡng năng lượng bị mất do hô hấp, bài tiết và thức ăn sinh vật không được sử dụng. D. Sinh vật có bậc dinh dưỡng cao thường có kích thước cơ thể lớn nên số lượng cá thể ít. Câu 13: Trong dung dịch có 3 loại nuclêôtit G, X, A. Từ 3 loại nuclêôtit này người ta đã tổng hợp được một đoạn phân tử ADN xoắn kép. Phân tử ADN xoắn kép này sẽ có những loại đơn phân: A. X, G, T. B. X, G, U. C. G, X. D. T, A. Câu 14: Một nhiễm sắc thể bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với nhiễm sắc thể bình thường. Dạng đột biến tạo nên nhiễm sắc thể bất thường này có thể là dạng nào trong số các dạng đột biến sau? A. Mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. Câu 15: Khi các cá thể của một quần thể giao phối ( quần thể 2n) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là A. 2n- 2; 2n; 2n +2+1. B. 2n +1; 2n-1-1; 2n.