SINH HỌC 12 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA THỨ 4 docx

WORD 14 0.287Mb

SINH HỌC 12 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA THỨ 4 docx là tài liệu môn Sinh Học trong chương trình Lớp 12 được cungthi.vn tổng hợp và biên soạn. Tạo nguồn tài liệu giúp các bạn trong việc ôn tập

Những địa chỉ uy tín để bạn mua sách


Nội dung tóm tắt

Câu 1: Cho các bước quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định: I. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi. II. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 40x. III. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 10x. Thứ tự đúng của các bước trên là: A. I → II → III. B. I → III → II. C. II → I → III. D. II → III → I. Câu 2: Đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bao nhiêu nhiễm sắc thể? A. 13 B. 15 C. 21 D. 42 Câu 3: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? I.Sử dụng tiết kiệm nguồn điện. II.Trồng cây gây rừng. III.Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. IV.Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở A. kỉ Đệ tứ. B. kỉ Triat (Tam điệp). C. kỉ Đêvôn D. kỉ Krêta (Phấn trắng). Câu 5: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây thân cao và cây thân thấp? A. Aa × Aa. B. Aa × AA. C. AA × aa. D. aa × aa. Câu 6: Có thể áp dụng phương pháp nào sau đây để nhanh chóng tạo nên một quần thể cây phong lan đồng nhất về kiểu gen từ một cây phong lan có kiểu gen quý ban đầu? A. Cho cây phong lan này tự thụ phấn. B. Cho cây phong lan này giao phấn với một cây phong lan thuộc giống khác. C. Nuôi cấy tế bào, mô của cây phong lan này. D. Dung hợp tế bào xôma của cây phong lan này với tế bào xôma của cây phong lan thuộc giống khác. Câu 7: Các mức xoắn trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực được kí hiệu là 1, 2, 3 trong hình 1. Các số 1, 2, 3 lần lượt A. sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn), sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản. B. sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn). C. sợi cơ bản, sợi chất nhiễm sắc, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn). D. sợi cơ bản, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn), sợi chất nhiễm sắc. Câu 8: Trong các biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp giúp bổ sung hàm lượng đạm trong đất? I. Trồng xen canh các loài cây họ Đậu. II. Bón phân vi sinh có khả năng cố định nitơ trong không khí. III. Bón phân đạm hóa học. IV. Bón phân hữu cơ. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9: Hình 2 mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây? A. Đảo đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Lặp đoạn. D. Mất đoạn. Câu 10: Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước theo thứ tự đúng là: A. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Tạo dòng thuần chủng. C. Tạo dòng thuần chủng → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. D. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng. Câu 11: Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là A. đều diễn ra trong nhân tế bào. B. đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. C. đều có sự tham gia của ARN pôlimeraza. D. đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN. Câu 12: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết. B. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. C. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế. D. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau. Câu 13: Cặp cơ quan nào sau đây ở các loài sinh vật là cơ quan tương tự? A. Cánh chim và cánh bướm. B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật. C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. D. Chi trước của mèo và tay của người. Câu 14: Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? I.Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. II.Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. III.Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit. IV.Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này? A. 12 B. 24 C. 25 D. 23 Câu 16: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật có vú, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục mà không có ở tế bào xôma. B. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ mang các gen quy định giới tính. C. Các gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính Y được di truyền 100% cho giới XY D. Các gen nằm t